CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

0909 642 658 - 0939 858 898
CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

          Chế định "miễn trách nhiệm hình sự" được áp dụng đối với người phạm tội khi có những điều kiện nhất định xảy ra, cơ quan tiến hành tố tụng thấy không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội nữa thì quyết định miễn trách nhiệm hình sự cho họ.

          Theo Điều 29 Bộ luật hình sự năm 2015 thì có hai trường hợp người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, đó là đương nhiên được miễn và có thể được miễn trách nhiệm hình sự. 

             "Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

             1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

             a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

    b) Khi có quyết định đại xá.

             2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

             a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

             b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

             c) Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

             3. Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự."

             Trường hợp đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự: 

             - Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Tội phạm là một hiện tượng xã hội nên nó cũng có tính lịch sử, vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, do yêu cầu của xã hội và các quy định của pháp luật thì hành vi đó cần phải xử lý bằng biện pháp hình sự, nhưng sau đó, khi các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng của mình để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phạm tội thì tình hình xã hội đã thay đổi, Nhà nước thấy không cần phải xử lý người có hành vi phạm tội trước đó bằng biện pháp hình sự nữa. Căn cứ để xác định do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa là những quy định của Nhà nước liên quan đến hành vi phạm tội, các quy định này nhất thiết phải bằng văn bản có tính pháp quy, bao gồm Hiến pháp, luật, pháp lệnh, ... của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

             - Khi có quyết định đại xá. Đại xá là việc miễn trách nhiệm hình sự đối với một loại tội phạm nhất định. Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền quyết định đại xá. 

             Trường hợp có thể được miễn trách nhiệm hình sự: 

             - Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Trong thực tiễn, cơ quan tiến hành tố tụng rất ít áp dụng trường hợp này để miễn trách nhiệm cho người phạm tội.

             - Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa. Tuy nhiên, không phải trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo nào cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự, mà phải có thêm điều kiện là: không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa như nằm liệt giường phải có người chăm sóc. Còn đối với người mắc bệnh hiểm nghèo nhưng họ vẫn có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội thì không được miễn trách nhiệm hình sự.

             - Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

             - Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC COI LÀ TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI
     Không phải tất cả các trường hợp không thực hiện tội phạm đến cùng đều được coi là tự ý nưa chừng chấm dứt việc phạm tội và được miễn trách nhiệm hình sự. Một người được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội cần thoả mãn những điều kiện nhất định.
    ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ CẦN DỰA VÀO NHỮNG CĂN CỨ GÌ?
    Đồng phạm là một hình thức thực hiện tội phạm có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện tội phạm, mà tội phạm là một thể thống nhất giữa những biểu hiện bên ngoài – mặt khách quan và diễn biến bên trong – mặt chủ quan.
    CĂN CỨ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ?
    Căn cứ theo Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì căn cứ khởi tố vụ án hình sự được quy định như sau:
    NGUYÊN TẮC TIẾP NHẬN, PHÂN LOẠI, XỬ LÝ, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM,  KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ
    Theo khoản 1, Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự: “Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.”
    ĐỘ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ LÀ BAO NHIÊU?
    Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một trong những điều kiện xác định một người có hành vi vi phạm pháp luật có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 26 | Hôm nay: 1399 | Tổng: 384520
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger