CÁC TRƯỜNG HỢP HOÃN PHIÊN TÒA TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ? HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN ĐỀ NGHỊ HOÃN PHIÊN TOÀ

0909 642 658 - 0939 858 898
CÁC TRƯỜNG HỢP HOÃN PHIÊN TÒA TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ? HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN ĐỀ NGHỊ HOÃN PHIÊN TOÀ

          I. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẢI HOÃN PHIÊN TÒA TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ

           1. Căn cứ hoãn phiên tòa: Theo khoản 1 Điều 233 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231 và Điều 241 của Bộ luật này.

          Theo đó, có các trường hợp hoãn phiên tòa như sau:

          - Thay đổi Thẩm phán; Hội thẩm nhân dân; Thẩm tra viên; Thư ký Tòa án; Kiểm sát viên;

          - Thay đổi người giám định, người phiên dịch;

          - Người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế; Vắng mặt người giám định;

         - Người làm chứng vắng mặt gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án;

        - Tòa triệu tập hợp lệ lần 01, đương sự hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp vắng mặt không có đơn xin xét xử vắng mặt;

        - Tòa triệu tập hợp lệ lần 02, đương sự hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;

          - Nếu có người đề nghị hoãn phiên tòa.

          Như vậy, ngoài các trường hợp bắt buộc phải hoãn phiên tòa theo quy định của pháp luật thì trong trường hợp đương sự có lý do chính đáng thì có quyền làm đơn đề nghị hoãn phiên tòa và Tòa án sẽ xem xét và quyết định về việc có chấp nhận hoãn phiên tòa hay không.

            2. Thời hạn hoãn phiên tòa: Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

            3. Đơn đề nghị hoãn phiên tòa có các nội dung chính như sau:

            -  Họ và tên, ngày tháng năm sinh , giấy tờ tùy thân của người đề nghị hoãn phiên tòa;

             - Tư cách tham gia phiên tòa cùng với vụ án mà người đề nghị tham gia xét xử;

             - Lý do, thời gian xin hoãn phiên tòa chính đáng;

           II. HƯỚNG DẪN CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN ĐỀ NGHỊ HOÃN PHIÊN TÒA

                    1. Mẫu đơn đề nghị hoãn phiên tòa

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    -------------------------------

    ĐƠN ĐỀ NGHỊ
    (về việc hoãn phiên tòa)

    Kính gửi:  Tòa án nhân dân1 …………………………..……….

    Tôi là: ……………………………………………………………………………………………..

    Sinh ngày ………. tháng ………….. năm ………………

    CMND/Căn cước công dân/hộ chiếu số:…………… do …….……….. cấp ngày …………

    Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………

    Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………..……………………….

    Tôi là (2) ………..….…… trong vụ án (3) ……………………………………………………

    Hiện nay, do tôi (4)  ….…………………………………………………………………..………

    nên không thể tham gia phiên tòa xét xử được.

    Vì lý do nêu trên không thể tham gia phiên tòa được nên tôi làm đơn này kính mong Quý toà, Hội đồng xét xử cho hoãn phiên Toà dự kiến vào ngày .../.../... chuyển sang một ngày khác để tôi có điều kiện tham gia và trình bày quan điểm, nguyện vọng.

    Tôi xin cam kết những nội dung đã trình bày trong đơn này là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

    Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý Toà. Tôi xin chân thành cảm ơn!

     

    Người làm đơn
    (Ký, ghi rõ họ tên)

     

     

           2. Hướng dẫn ghi nội dung đơn theo mẫu trên:

            (1) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án.

            (2) Nêu tư cách tham gia phiên tòa: Nguyên đơn, bị đơn, bị hại, bị cáo…

            (3) Nêu rõ vụ án gì.

            Ví dụ: Vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vụ án đơn phương ly hôn giữa nguyên đơn là…….. và bị đơn là………..

            (4) Nêu nguyên nhân phải tạm hoãn phiên tòa: Bị ốm đau,  phải cách ly, không thể di chuyển được…..



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 QUY ĐỊNH VỀ GIÁM HỘ NHƯ THẾ NÀO?
    Người giám hộ bao gồm: Người giám hộ đương nhiên và người giám hộ được cử, chỉ định.
    THẾ NÀO LÀ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ?
    Theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
    THẾ NÀO LÀ NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ?
    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”.
    TRƯỜNG HỢP NÀO BÊN ĐẶT CỌC ĐƯỢC TRẢ LẠI TÀI SẢN ĐẶT CỌC?
    Theo Khoản 1 Điều 328 BLDS 2015 thì đặt cọc được hiểu là việc: “một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (được gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời gian để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.
    MỨC XỬ PHẠT KHI KHÔNG MẶC ÁO PHAO KHI QUA ĐÒ, QUA PHÀ?
    Qua phà không mặc áo phao sẽ bị phạt đúng không? Mức xử phạt khi không mặc áo phao qua phà? Người lái phà, lái đò sẽ bị xử phạt thế nào khi khách đi đò, đi phà không mặc áo phao?
    MẮT PHẢI CẬN 5/10 CÓ PHẢI THAM GIA NGHĨA VỤ QUÂN SỰ KHÔNG?
    Mắt phải cận 5/10 có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không? Cách phân loại sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 32 | Hôm nay: 488 | Tổng: 385336
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger