CHỈ ĐƯỢC SỬ DỤNG PHÁO HOA "KHÔNG NỔ" TRONG DỊP LỄ, TẾT?

0909 642 658 - 0939 858 898
CHỈ ĐƯỢC SỬ DỤNG PHÁO HOA "KHÔNG NỔ" TRONG DỊP LỄ, TẾT?

           Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo có hiệu lực từ ngày 11-1-2021 thay thế Nghị định 36/2009/NĐ-CP (gọi tắt Nghị định 137) thì: “Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.”

            Căn cứ theo quy định tại Điều 9, Điều 17 của Nghị định 137 thì chỉ cho phép người dân được sử dụng pháo hoa "không nổ" và pháo hoa này chỉ được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa theo Nghị định 137/2020/NĐ-CP này. Như vậy, Chính phủ quy định, chỉ cho phép người dân được đốt pháo hoa không gây tiếng nổ.

    Căn cứ theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137 thì: “Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.”

    Cụ thể, pháo hoa khi có tác động sẽ tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, ví dụ, pháo bông, pháo điện, pháo phụt… Còn pháo nổ khi có tác động sẽ gây ra tiếng nổ hoặc tiếng rít và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Như vậy, dù người dân được phép đốt pháo hoa, song việc sử dụng pháo nổ hoặc pháo hoa nổ vẫn bị nghiêm cấm.

              Người dân cần lưu ý điều gì khi sử dụng pháo hoa?

    - Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137, người dân được phép sử dụng pháo hoa, cụ thể: cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chỉ cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được sử dụng pháo hoa dịp lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân khi sử dụng chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

    Ngoài ra, tại Khoản 1, Điều 5 Nghị định 137 quy định, nghiêm cấm người dân nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ (trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định 137).

    Mọi người lưu ý chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Trên địa bàn Tp. HCM hiện có 08 điểm bán pháo hoa được cấp phép, cụ thể:

    - Cửa hàng pháo hoa số 1; địa chỉ: Số 1048 tỉnh lộ 15, xã Trung An, huyện Củ Chi

    - Cửa hàng pháo hoa số 3; địa chỉ: C13/D51, ấp 5A, Nguyễn Văn Linh, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh

            - Cửa hàng pháo hoa số 4; địa chỉ: Số 145,  đường số 1, phường 11, quận Gò Vấp 

            - Cửa hàng pháo hoa số 5 ; địa chỉ: 120 đường Bùi Tá Hán, khu phố 5, phường An Phú, Tp. Thủ Đức 

            - Cửa hàng pháo hoa số 6; địa chỉ:  Số 79C Liên Khu 8-9, khu phố 9, phường Bình Hưng Hoà A, quận Bình Tân 

            - Cửa hàng pháo hoa số 7; địa chỉ:  Số 535, đường Trường Chinh, P.Tân Thới Nhất, Quận 12 

             - Cửa hàng pháo hoa số 8; địa chỉ:  Số 20 đường Cộng Hoà, Phường 4, Q.Tân Bình 

             - Cửa hàng pháo hoa số 9; địa chỉ: Số 70, đường số 7, phường An Phú, TP.Thủ Đức

              Theo quy định, khi mua pháo hoa tại cửa hàng, người dân phải xuất trình giấy tờ tùy thân và được cấp bảng sao kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, các thông tin về chủng loại, số lô, địa chỉ sản xuất và hướng dẫn sử dụng được in rõ trên mỗi giàn pháo hoa, đảm bảo tính pháp lý.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 SO VỚI BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM  2005 VỀ VAI TRÒ CỦA IM LẶNG TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG?
    Theo Khoản 2 Điều 404 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự thì: “2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.”
    VÌ SAO THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN LÀ CĂN CỨ PHÁT SINH NGHĨA VỤ  DÂN SỰ?
    Nghĩa vụ dân sự phát sinh khi có sự kiện pháp lý mà pháp luật dự liệu xảy ra dẫn tới một hậu quả pháp lý nhất định.
    THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI?
    Theo quy định tại Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định căn cứ để xác định “yếu tố nước ngoài” trong các quan hệ dân sự là:
    CÓ PHẢI TẤT CẢ CÁC QUAN HỆ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ĐỀU THUỘC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU  CHỈNH CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ?
    Không phải các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế mà chỉ có các quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài mới thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế, cụ thể gồm:
    THẾ NÀO LÀ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN?
    Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người tự ý, tự nguyện thực hiện công việc của người khác, vì lợi ích của người khác mà không dựa trên cơ sở hợp đồng thực hiện công việc đó hoặc do pháp luật quy định.
    ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ
    Hiện nay theo quy định của BLDS 2015 có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lưu quyền sở hữu; Bảo lãnh; Tín chấp; Cầm giữ tài sản.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 22 | Hôm nay: 1365 | Tổng: 387797
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger