CHIẾM HỮU, SỬ DỤNG, ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

0909 642 658 - 0939 858 898
CHIẾM HỮU, SỬ DỤNG, ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

         Theo quy định tại Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì:

        Vợ chồng có thể thỏa thuận về việc chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản chung. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia. Trừ trường hợp định đoạt tài sản chung là bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu hoặc định đoạt tài sản là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình thì bắt buộc phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng về việc định đoạt tài sản chung này.

          Pháp luật quy định như vậy là để tăng tính cân nhắc của vợ chồng trong những trường hợp định đoạt tài sản có giá trị lớn và quan trọng trong gia đình, đảm bảo được quyền và lợi ích của vợ chồng và các thành viên khác trong gia đình.

          Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI NHẬN NUÔI CON NUÔI?
    Việc nhận con nuôi bên cạnh phải tuân thủ các điều kiện của người được nhận làm con nuôi thì còn phải tuân thủ các điều kiện của người nhận nuôi con nuôi.
    HỒ SƠ CỦA NGƯỜI NHẬN CON NUÔI TRONG NƯỚC
    Hồ sơ nhận nuôi con nuôi được quy định tại Điều 17 Luật nuôi con nuôi năm 2010
    CÁC HÀNH VI BỊ CẤM TRONG QUAN HỆ NUÔI CON NUÔI
    Điều 13 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định các hành vi bị cấm sau đây trong quan hệ nuôi con nuôi nhằm ngăn chặn các ý đồ, hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra nhằm lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi cá nhân, vi phạm đạo đức và vi phạm các quy định của pháp luật.
    NHẬN NUÔI CON NUÔI CÓ CẦN PHẢI ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý KHÔNG?
    So với con đẻ thì con nuôi bị ràng buộc bởi nhiều quy định pháp luật trong việc nhận nuôi. Việc nhận nuôi trẻ em không chỉ dựa vào mong muốn của người nhận nuôi mà còn phải phụ thuộc vào sự đồng ý của những người xung quanh và chính bản thân đứa trẻ đó.
    CÓ CẦN PHẢI THÔNG BÁO TÌNH HÌNH CỦA CON NUÔI KHÔNG?
    Con nuôi sau khi được nhận nuôi sẽ được cha, mẹ nuôi chăm sóc, nuôi dưỡng về mọi mặt. Tuy nhiên để nắm bắt được thông tin, cũng như tình hình phát triển của con nuôi, pháp luật quy định phải thông báo về tình hình phát triển của con nuôi và trách nhiệm theo dõi việc nuôi con nuôi của cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của con nuôi.
    CHẤM DỨT VIỆC NUÔI CON NUÔI KHI NÀO?
    Có các điều kiện để xác lập việc nuôi con nuôi thì đương nhiên cũng sẽ có những căn cứ để chấm dứt việc nuôi con nuôi. Việc chấm dứt nuôi con nuôi được quy định tại Điều 25 Luật nuôi con nuôi 2010.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 139 | Hôm nay: 1198 | Tổng: 384319
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger