CHƠI BẦU CUA TÔM CÁ TRONG DỊP TẾT CÓ BỊ XỬ PHẠT KHÔNG?

0909 642 658 - 0939 858 898
CHƠI BẦU CUA TÔM CÁ TRONG DỊP TẾT CÓ BỊ XỬ PHẠT KHÔNG?

    Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP, đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

    Bầu cua tôm cá là một trong những hình thức giải trí cá cược với mục đích ăn tiền. Theo quy định pháp luật nêu trên thì cá cược dù được chơi dưới hình thức nào và số tiền tham gia chơi lớn hay nhỏ thì đều là hành vi vi phạm pháp luật và thuộc một trong những loại hình đánh bạc..

    Do đó bất kỳ người nào tham gia chơi bầu cua tôm cá với mục đích này (tức là ăn thua bằng tiền) sẽ được coi là vi phạm pháp luật, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào từng trường hợp cụ thể.

    1. Xử lý vi phạm hành chính

    Nếu hành vi ở mức độ nhẹ, chưa đến mức phải xử lý hình sự thì sẽ áp dụng biện pháp xử phạt hành chính theo Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh bạc. Theo đó:

    - Phạt tiền từ 1 triệu đồng tới 2 triệu đồng đối với hành vi đánh bạc sau đây: Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật; Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.

    - Phạt tiền từ 10 triệu tới 20 triệu nếu có các hành vi sau: Làm chủ lô, đề; Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;  Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền. 

    2. Xử lý hình sự

    Nếu hành vi tổ chức chơi bầu cua tôm cá ăn tiền đủ yếu tố để xử lý hình sự thì sẽ phải xem xét trách nhiệm về tội đánh bạc trái phép theo Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015: “Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Có tính chất chuyên nghiệp;

    b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

    c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

    d) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

     Như vậy để xử lý vi phạm hình sự cần đáp ứng một trong các hành vi sau:

    – Đánh bạc trái phép với số tiền hoặc tài sản từ 5 triệu đồng trở lên. Thông thường số tiền này sẽ được xác định dựa trên số tiền thu được trực tiếp trên chiếu bạc khi công an thực hiện bắt giữ.

    – Đánh bạc trái phép với số tiền hoặc tài sản dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc, gá bạc hoặc đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc, gá bạc mà chưa được xóa án tích.”



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC COI LÀ TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI
     Không phải tất cả các trường hợp không thực hiện tội phạm đến cùng đều được coi là tự ý nưa chừng chấm dứt việc phạm tội và được miễn trách nhiệm hình sự. Một người được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội cần thoả mãn những điều kiện nhất định.
    ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ CẦN DỰA VÀO NHỮNG CĂN CỨ GÌ?
    Đồng phạm là một hình thức thực hiện tội phạm có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện tội phạm, mà tội phạm là một thể thống nhất giữa những biểu hiện bên ngoài – mặt khách quan và diễn biến bên trong – mặt chủ quan.
    CĂN CỨ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ?
    Căn cứ theo Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì căn cứ khởi tố vụ án hình sự được quy định như sau:
    NGUYÊN TẮC TIẾP NHẬN, PHÂN LOẠI, XỬ LÝ, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM,  KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ
    Theo khoản 1, Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự: “Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.”
    ĐỘ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ LÀ BAO NHIÊU?
    Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một trong những điều kiện xác định một người có hành vi vi phạm pháp luật có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?
    KHÔNG ĐƯỢC BẮT NGƯỜI VÀO BAN ĐÊM
    Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 nhấn mạnh nguyên tắc không được bắt người vào ban đêm.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 80 | Hôm nay: 786 | Tổng: 383907
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger