CÓ PHẢI TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP KHÔNG TỐ GIÁC TỘI PHẠM ĐỀU PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ?

0909 642 658 - 0939 858 898
CÓ PHẢI TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP KHÔNG TỐ GIÁC TỘI PHẠM ĐỀU PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ?

         Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Vậy có phải trong mọi trường hợp người biết rõ hành vi phạm tội mà không tố giác ra cơ quan có thẩm quyền đều phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

         Căn cứ Điều 19 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

           "1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.
            2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
           3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.”.

            Như vậy, không phải trường hợp nào không tố giác cũng chịu trách nhiệm hình sự. Tại khoản 2  và khoản 3 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định những đối tượng sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm: ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội và người bào chữa. Tuy nhiên họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nếu người phạm tội đã phạm vào các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng như nêu ở trên.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC COI LÀ TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI
     Không phải tất cả các trường hợp không thực hiện tội phạm đến cùng đều được coi là tự ý nưa chừng chấm dứt việc phạm tội và được miễn trách nhiệm hình sự. Một người được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội cần thoả mãn những điều kiện nhất định.
    ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ CẦN DỰA VÀO NHỮNG CĂN CỨ GÌ?
    Đồng phạm là một hình thức thực hiện tội phạm có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện tội phạm, mà tội phạm là một thể thống nhất giữa những biểu hiện bên ngoài – mặt khách quan và diễn biến bên trong – mặt chủ quan.
    CĂN CỨ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ?
    Căn cứ theo Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì căn cứ khởi tố vụ án hình sự được quy định như sau:
    NGUYÊN TẮC TIẾP NHẬN, PHÂN LOẠI, XỬ LÝ, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM,  KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ
    Theo khoản 1, Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự: “Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.”
    ĐỘ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ LÀ BAO NHIÊU?
    Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một trong những điều kiện xác định một người có hành vi vi phạm pháp luật có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 44 | Hôm nay: 1676 | Tổng: 384797
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger