CƠ QUAN NÀO CÓ THẨM QUYỀN ĐĂNG KÝ KẾT HÔN?

0909 642 658 - 0939 858 898
CƠ QUAN NÀO CÓ THẨM QUYỀN ĐĂNG KÝ KẾT HÔN?

          Căn cứ pháp lý:

        – Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014

        – Luật hộ tịch năm 2014

        – Nghị định 123/2015/NĐ – CP ngày 15/11/2015

          Thẩm quyền đăng ký kết hôn của Ủy ban nhân dân cấp xã:

         – Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn. (Điều 17 Luật hộ tịch năm 2014)

         Nơi cư trú của công dân được Luật cư trú giải thích cụ thể như sau: “Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.”

          – Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú. (Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP)

           Thẩm quyền đăng ký kết hôn của Ủy ban nhân dân cấp huyện:

          – Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài.

         – Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn. (Điều 37 Luật hộ tịch năm 2014)



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI NHẬN NUÔI CON NUÔI?
    Việc nhận con nuôi bên cạnh phải tuân thủ các điều kiện của người được nhận làm con nuôi thì còn phải tuân thủ các điều kiện của người nhận nuôi con nuôi.
    HỒ SƠ CỦA NGƯỜI NHẬN CON NUÔI TRONG NƯỚC
    Hồ sơ nhận nuôi con nuôi được quy định tại Điều 17 Luật nuôi con nuôi năm 2010
    CÁC HÀNH VI BỊ CẤM TRONG QUAN HỆ NUÔI CON NUÔI
    Điều 13 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định các hành vi bị cấm sau đây trong quan hệ nuôi con nuôi nhằm ngăn chặn các ý đồ, hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra nhằm lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi cá nhân, vi phạm đạo đức và vi phạm các quy định của pháp luật.
    NHẬN NUÔI CON NUÔI CÓ CẦN PHẢI ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý KHÔNG?
    So với con đẻ thì con nuôi bị ràng buộc bởi nhiều quy định pháp luật trong việc nhận nuôi. Việc nhận nuôi trẻ em không chỉ dựa vào mong muốn của người nhận nuôi mà còn phải phụ thuộc vào sự đồng ý của những người xung quanh và chính bản thân đứa trẻ đó.
    CÓ CẦN PHẢI THÔNG BÁO TÌNH HÌNH CỦA CON NUÔI KHÔNG?
    Con nuôi sau khi được nhận nuôi sẽ được cha, mẹ nuôi chăm sóc, nuôi dưỡng về mọi mặt. Tuy nhiên để nắm bắt được thông tin, cũng như tình hình phát triển của con nuôi, pháp luật quy định phải thông báo về tình hình phát triển của con nuôi và trách nhiệm theo dõi việc nuôi con nuôi của cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của con nuôi.
    CHẤM DỨT VIỆC NUÔI CON NUÔI KHI NÀO?
    Có các điều kiện để xác lập việc nuôi con nuôi thì đương nhiên cũng sẽ có những căn cứ để chấm dứt việc nuôi con nuôi. Việc chấm dứt nuôi con nuôi được quy định tại Điều 25 Luật nuôi con nuôi 2010.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 153 | Hôm nay: 1198 | Tổng: 384319
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger