ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ

0909 642 658 - 0939 858 898
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ

            Hiện nay theo quy định của BLDS 2015 có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lưu quyền sở hữu; Bảo lãnh; Tín chấp; Cầm giữ tài sản.

            Nhìn chung các biện pháp bảo đảm được đưa ra đều mang tính chất là nghĩa vụ phụ bổ sung cho các nghĩa vụ chính. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không tồn tại một cách độc lập mà nó được đặt ra nhằm ràng buộc các bên thực hiện nhanh chóng, đầy đủ nghĩa vụ chính và nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ dân sự – một quan hệ được giao kết dựa trên sự thỏa thuận, sự tự nguyện, ý chí của các bên.

           Mặt khác, mục đích của các biện pháp bảo đảm được đặt ra mang tính chất dự phòng, ngăn ngừa, khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra nên đối tượng của các biện pháp bảo đảm này là những lợi ích vật chất như tiền, kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá và những vật có giá trị khác. Bởi chỉ có lợi ích vật chất mới có thể bù đắp được các lợi ích vật chất, không thể dùng quyền nhân thân làm đối tượng của các biện pháp bảo đảm.

          Hiện nay đối với từng giao dịch cụ thể thì pháp luật sẽ quy định cụ thể những tài sản nào có thể là đối tượng của các biện pháp bảo đảm. Và phạm vi bảo đảm có thể là một phần hoặc toàn bộ tùy theo sự thỏa thuận của các bên. Như vậy nhìn chung các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khi được sử dụng sẽ nâng cao ý thức thực hiện nghĩa vụ đúng và đầy đủ của các bên. Ngoài ra, các biện pháp này sẽ giúp các bên luôn ở trong thế chủ động trong việc bảo vệ lợi ích của mình khi đã ký kết các giao dịch.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    THẾ NÀO LÀ QUYỀN MIỄN TRỪ TƯ PHÁP?
    Khi tham gia vào quan hệ Tư pháp quốc tế, quốc gia được hưởng các quyền miễn trừ trong đó quan trọng nhất là quyền miễn trừ tư pháp và miễn trừ đối với tài sản của quốc gia, gọi chung là quyền miễn trừ của quốc gia.
    THẨM QUYỀN RIÊNG BIỆT CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM TRONG NHỮNG VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU  TỐ NƯỚC NGOÀI?
    Thẩm quyền tài phán riêng biệt của Tòa án một Quốc gia là trường hợp quốc gia sở tại tuyên bố chỉ có Tòa án nước đó mới có thẩm quyền xét xử đối với những vụ việc nhất định
    THẨM QUYỀN RIÊNG BIỆT CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM TRONG NHỮNG VỤ ÁN DÂN SỰ?
    Thẩm quyền tài phán riêng biệt của Tòa án một Quốc gia
    THẨM QUYỀN CHUNG CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM TRONG GIẢI QUYẾT  CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ?
    – Thẩm quyền tài phán chung của Tòa án một Quốc gia là thẩm quyền đối với vụ việc mà Tòa án nước đó có quyền xét xử nhưng tòa án nước khác cũng có thể xét xử ( điều này tùy thuộc vào tư pháp quốc tế của các nước ta có quy định là Tòa án nước họ có thẩm quyền đối với những vụ việc như vậy không).

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 44 | Hôm nay: 1605 | Tổng: 388037
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger