ĐẠI DIỆN TRONG DOANH NGHIỆP ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

0909 642 658 - 0939 858 898
ĐẠI DIỆN TRONG DOANH NGHIỆP ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

         Theo quy định tại Điều 134 Bộ Luật Dân sự 2015: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.

         Căn cứ xác lập quyền đại diện bao gồm: Đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.

         Đại diện trong doanh nghiệp được quy định từ Điều 12 đến Điều 15 Luật Doanh nghiêp 2020, cụ thể:

         Trong một doanh nghiệp người đại diện theo pháp luật là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

           Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức công ty. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải luôn đảm bảo có một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.

         Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo quy định sau đây:

    • Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền;
    • Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền.


    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
    Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 4211/BKHĐT-ĐKKD của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh.
    THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
    Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 4211/BKHĐT-ĐKKD của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh.
    CÁC TRƯỜNG HỢP VÀ ĐIỀU KIỆN GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP?
    – Các trường hợp doanh nghiệp bị giải thể Theo quy định tại Khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 thì: “1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:
    TRƯỜNG HỢP NÀO PHẢI THÔNG BÁO THAY ĐỔI NỘI DUNG ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP?
    Theo quy định tại Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2014: Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi về một trong những nội dung sau đây:
    TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO DOANH NGHIỆP BỊ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP?
    Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.
    PHÂN BIỆT GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP VÀ GIẤY PHÉP KINH DOANH?
    CSPL: Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp. – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 110 | Hôm nay: 1 | Tổng: 384852
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger