ĐĂNG KÝ KHAI SINH TRỄ CÓ BỊ XỬ PHẠT KHÔNG?

0909 642 658 - 0939 858 898
ĐĂNG KÝ KHAI SINH TRỄ CÓ BỊ XỬ PHẠT KHÔNG?

           1. Thời hạn đăng ký khai sinh cho con

           Theo Điều 15 Luật Hộ tịch 2014, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con;

    Trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

          2. Đăng ký khai sinh trễ có bị phạt không?

           Hiện nay, các mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh được quy định tại Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

         Điều 37. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh

         1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

         2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

          a) Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;

         b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;

          c) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

           3. Hình thức xử phạt bổ sung:

           Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

          4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

            Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

           Như vậy, việc cha, mẹ hoặc người có trách nhiệm đăng ký khai sinh trễ cho con sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, việc khai sinh đúng hạn sẽ đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của con và khi khai sinh đúng hạn sẽ được miễn phí lệ phí đăng ký hộ tịch theo quy định tại Điều 11 của Luật hộ tịch năm 2014.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 SO VỚI BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM  2005 VỀ VAI TRÒ CỦA IM LẶNG TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG?
    Theo Khoản 2 Điều 404 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự thì: “2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.”
    VÌ SAO THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN LÀ CĂN CỨ PHÁT SINH NGHĨA VỤ  DÂN SỰ?
    Nghĩa vụ dân sự phát sinh khi có sự kiện pháp lý mà pháp luật dự liệu xảy ra dẫn tới một hậu quả pháp lý nhất định.
    THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI?
    Theo quy định tại Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định căn cứ để xác định “yếu tố nước ngoài” trong các quan hệ dân sự là:
    CÓ PHẢI TẤT CẢ CÁC QUAN HỆ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ĐỀU THUỘC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU  CHỈNH CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ?
    Không phải các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế mà chỉ có các quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài mới thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế, cụ thể gồm:
    THẾ NÀO LÀ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN?
    Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người tự ý, tự nguyện thực hiện công việc của người khác, vì lợi ích của người khác mà không dựa trên cơ sở hợp đồng thực hiện công việc đó hoặc do pháp luật quy định.
    ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ
    Hiện nay theo quy định của BLDS 2015 có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lưu quyền sở hữu; Bảo lãnh; Tín chấp; Cầm giữ tài sản.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 32 | Hôm nay: 378 | Tổng: 388827
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger