ĐẤT Ở VÀ ĐẤT THỔ CƯ CÓ KHÁC NHAU KHÔNG?

0909 642 658 - 0939 858 898
ĐẤT Ở VÀ ĐẤT THỔ CƯ CÓ KHÁC NHAU KHÔNG?

            Đất thổ cư là một khái niệm rất hay được nhắc đến trong đời sống mỗi người dân hiện nay, nhưng cũng có thể khẳng định rằng không phải ai cũng hiểu rõ chắc chắn về khái niệm này. Vậy đất thổ cư là gì? Đất thổ cư có phải đất ở không?

             Theo quy định 2.1 tại Mục 1, Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư 28/2014/TT-BTNMT như sau:

             Đất ở là đất chỉ dùng để làm nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu hằng ngày của con người trong đời sống (ví dụ như vườn hoa, ao nuôi cá…) gắn liền với ngôi nhà trên cùng mảnh đất đó đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và công nhận là đất ở. Đất ở bao gồm cả đô thị và nông thôn.

          Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 thì đất ở thuộc vào dạng đất phi nông nghiệp. Đất ở được chia là hai loại cơ bản là đất ở nông thôn (ONT) và đất ở thành thị (ODT).

    (Ảnh minh họa - Nguồn internet)

            Hiện nay chưa có định nghĩa thế nào là đất ở nông thôn và đất ở đô thị. Nhưng có thể hiểu như sau:

           Đất ở tại Nông thôn: là đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

            Đất ở đô thị là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình được quy định để phục vụ đời sống sinh hoạt của cư dân đô thị trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

             Còn "đất thổ cư" là một cách gọi truyền thống của đất phi nông nghiệp, đất đủ điều kiện để xây dựng nhà ở, các công trình xây dựng phục vụ đời sống xã hội đã được nhà nước công nhận là đất thổ cư. Như vậy có thể hiểu là đất thổ cư chính là một cách gọi khác của đất ở. Và đất thổ cư là thuật ngữ chung mà người dân hay thường sử dụng cho đất ở (không phân biệt đất ở nông thôn hay đất ở đô thị).



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    PHẢI LÀM GÌ KHI MẤT GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT?
     Khi không may bị mất, thất lạc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (Gọi tắt là "Sổ đỏ") thì người dân cũng đừng quá lo lắng vì pháp luật Việt Nam cho phép thực hiện thủ tục cấp lại Sổ đỏ
    CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÀ GÌ? THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA VIỆC CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÀ KHI NÀO?
    Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất
    RANH GIỚI THỬA ĐẤT ĐƯỢC XÁC ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
    Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó
    KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG, TẶNG CHO NHƯNG KHÔNG LÀM THỦ SANG TÊN SỔ ĐỎ CÓ BỊ XỬ PHẠT KHÔNG?
    Phải đăng ký biến động trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực.Nếu quá thời hạn 30 ngày mà không thực hiện thủ tục đăng ký biến động thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
    NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI CÓ ĐƯỢC NHẬN CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM?
    Thông thường Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật muốn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở thì phải kết hợp “mua đất” đã có sẵn nhà

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 90 | Hôm nay: 556 | Tổng: 385404
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger