ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ CẦN DỰA VÀO NHỮNG CĂN CỨ GÌ?

0909 642 658 - 0939 858 898
ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ CẦN DỰA VÀO NHỮNG CĂN CỨ GÌ?

      Đồng phạm là một hình thức thực hiện tội phạm có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện tội phạm, mà tội phạm là một thể thống nhất giữa những biểu hiện bên ngoài – mặt khách quan và diễn biến bên trong – mặt chủ quan.

    Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 quy định về đồng phạm như sau:

                "Điều 17. Đồng phạm

                1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

                2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

                3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

                Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

                Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

                Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

                Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

                4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành."

                Qua đó, để xác định đồng phạm cần căn cứ vào những dấu hiệu pháp lý khách quan và chủ quan. Cụ thể:

    • Căn cứ khách quan:

    + Số lượng người tham gia trong đồng phạm phải từ 02 người trở lên, vì ngay trong khái niệm đồng phạm đã thể hiện rõ "có hai người trở lên". Đồng thời, những người trong đồng phạm phải thoả mãn điều kiện chủ thể của tội phạm, nếu một người trong đó không thoả mãn điều kiện chủ thể của tội phạm thì không đồng phạm với những người còn lại.

    + Những người trong đồng phạm phải cùng thực hiện tội phạm. Điều này có nghĩa những người trong đồng phạm phải thực hiện một trong các hành vi sau:

    Hành vi trực tiếp thực hiện tội phạm: thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm.

    Hành vi không trực tiếp thực hiện tội phạm, không thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm, nhưng chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy; kích động, dụ dỗ, thúc đẩy hoặc tạo điều kiện tinh thần, vật chất để cho người khác thực hiện tội phạm.

    • Những dấu hiệu chủ quan:

    + Dấu hiệu lỗi: Hình thức lỗi trong đồng phạm phải là lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Điều này có nghĩa:

    Về lý trí: Những người trong đồng phạm nhận thức được hành vi của mình và hành vi của những người đồng phạm khác là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của tội phạm do việc cùng thực hiện tội phạm sẽ xảy ra hoặc có thể xảy ra. Nếu chỉ nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng không nhận thức được hành vi của những người khác cũng nguy hiểm cho xã hội cùng với mình thì không đồng phạm.

    Về ý chí: Những người trong đồng phạm đều mong muốn cho hậu quả của tội phạm xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả của tội phạm xảy ra. Điều này có nghĩa những người trong đồng phạm cùng mong muốn có sự liên kết hành vi thực hiện tội phạm. Nếu cùng thực hiện tội phạm nhưng không có sự nhất trí, không có sự liên kết hành vi thì không phải là tội phạm.

    + Dấu hiệu mục đích phạm tội: Đối với tội phạm mà mục đích là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm thì những người trong đồng phạm phải cùng chung mục đích, nếu không cùng chung mục đích thì không đồng phạm. Đối với tội phạm mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm thì những người trong đồng phạm có thể cùng hoặc không cùng chung mục đích phạm tội, điều này không có ý nghĩa trong việc định tội.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐIỀU KIỆN ĐỂ NGƯỜI BỊ KẾT ÁN ĐƯỢC HƯỞNG ÁN TREO
    Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng đối với người bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.
    THỜI HIỆU TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
    Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
    CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
    Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là các tình tiết trong một vụ án cụ thể mà nó sẽ làm giảm trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong một khung hình phạt.
    CÁC HÌNH PHẠT ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI
    Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Hình sự thì người dưới 18 tuổi phạm tội có thể bị Toà án áp dụng các hình phạt: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn.
    CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
    Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết trong một vụ án vụ thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và người phạm tội phải chịu một hình phạt nghiêm khắc hơn trong một khung hình phạt.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 32 | Hôm nay: 1364 | Tổng: 384485
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger