ĐỊA ĐIỂM MỞ THỪA KẾ LÀ GÌ?

0909 642 658 - 0939 858 898
ĐỊA ĐIỂM MỞ THỪA KẾ LÀ GÌ?

           Về địa điểm mở thừa kế theo khoản 2 điều 611 Bộ luật dân sự quy định:

           “Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
           2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản”

          Địa điểm mở thừa kế được xác định là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản. Nhưng trong thực tiễn, một người trước khi chết có thể cư trú ở nhiều địa điểm khác nhau, thì địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người đó.

          Theo quy định trên đây thì nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản được xác định có thể là nơi thường trú hoặc cũng có thể là nơi tạm trú của người để lại di sản.

          Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng, thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.

          Việc xác định địa điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn do đây chính là nơi thực hiện việc quản lý di sản, kiểm kê di sản trong trường hợp cần thiết, đồng thời cũng là nơi thực hiện việc thanh toán và phân chia di sản.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    VĂN BẢN CÓ NGƯỜI LÀM CHỨNG ĐƯỢC LẬP TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO VÀ PHẢI TUÂN THỦ NHỮNG THỦ TỤC GÌ?
    Trường hợp người lập di chúc, có thể vì không không biết đọc, biết viết hoặc vì lý do nào khác mà tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hộ, đánh máy hộ thì di chúc này buộc phải có ít nhất hai người làm chứng.
    NHỮNG TÀI SẢN NÀO SẼ ĐƯỢC CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT?
    NHỮNG TÀI SẢN NÀO SẼ ĐƯỢC CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT?
    THỪA KẾ THẾ VỊ LÀ GÌ? AI LÀ NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ THẾ VỊ?
    Thừa kế thế vị là việc con thay thế vị trí của bố hoặc mẹ để nhận thừa kế di sản từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc cụ nội, cụ ngoại nếu bố, mẹ đã chết trước ông, bà hoặc cụ.
    VIỆC PHÂN CHIA DI SẢN THEO DI CHÚC ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
    Pháp luật luôn luôn tôn trọng ý chí của người có tài sản, nên nếu người để lại di sản đã xác định cách phân chia di sản, thì di sản được phân chia theo đúng ý nguyện của người đó. Tuy nhiên, kể từ thời điểm người có tài sản chết, thì di sản đã thuộc về những người thừa kế của họ.
    PHÂN CHIA DI SẢN THEO PHÁP LUẬT CẦN TUÂN THỦ NHỮNG NGUYÊN TẮC GÌ?
    Khi người chết để lại di sản nhưng không lập di chúc, di sản phải được phân chia theo pháp luật. Việc phân chia di sản theo pháp luật phải tuân thủ các quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015.
    NHỮNG NGƯỜI THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT BAO GỒM NHỮNG AI VÀ ĐƯỢC PHÂN CHIA NHƯ THẾ NÀO?
    Căn cứ vào mối quan hệ giữa người để lại di sản với những người khác, Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 đã xác định phạm vi những người thừa kế theo pháp luật theo mối quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ huyết thống

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 57 | Hôm nay: 518 | Tổng: 385366
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger