ĐIỀU KIỆN ĐỂ VIỆT KIỀU XIN TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM?

0909 642 658 - 0939 858 898
ĐIỀU KIỆN ĐỂ VIỆT KIỀU XIN TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM?

           1. Hiểu thế nào là Việt Kiều

           Việt kiều là thuật ngữ để chỉ người Việt Nam định cư bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, họ có thể đang mang quốc tịch Việt Nam hoặc/và quốc tịch của nước sở tại.

           Theo Luật Quốc tịch Việt Nam, có thể chia Việt kiều thành 02 loại:

          Người Việt Nam định cư ở nước ngoài : Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

           Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài: Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

    (Ảnh minh họa - Nguồn internet)

            2Điều kiện để xin trở lại quốc tịch Việt Nam

            Tại Khoản 2 Điều 7 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định: 2. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam".

            Vậy thế nào được xem là người mất quốc tịch Việt Nam?

             Căn cứ Điều 26 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định về căn cứ mất quốc tịch Việt Nam như sau:

    1. Được thôi quốc tịch Việt Nam.

    2. Bị tước quốc tịch Việt Nam.

    3. Khoản 3 Điều 26 đã bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi năm 2014

    4. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 và Điều 35 của Luật này.

    5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội

    Theo Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi năm 2014 với Việt kiều đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

    - Xin hồi hương về Việt Nam;

    - Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;

    - Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

    - Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    - Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;

    - Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.

    Như vậy, nếu người Việt Kiều thuộc các trường hợp nêu trên thì thực hiện thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TÁCH THỬA VÀ NHỮNG CHI PHÍ PHẢI NỘP?
    Tách thửa là quy trình phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trong sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác.
    CÓ ĐƯỢC LY HÔN VỚI CHỒNG HOẶC VỢ ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ GIAM KHÔNG?
    Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây: a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước; b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
    NGHĨA VỤ CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015
    Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Bộ luật này và pháp luật có liên quan
    BÊN ĐẶT CỌC CÓ THỂ YÊU CẦU BÊN NHẬN ĐẶT CỌC TRẢ LẠI TÀI SẢN ĐẶT CỌC TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?
    Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng
    TRÁNH NHẦM LẪN GIỮA "TIỀN ĐẶT CỌC" VÀ "KHOẢN TIỀN TRẢ TRƯỚC"?
    Việc xác định bản chất của quan hệ nêu trên là rất quan trọng bởi hệ quả pháp lý của hai hình thức này là khác nhau, là phạt cọc hay xử lý tiền trả trước.
    CHỖ ĐỂ XE Ô TÔ TRONG CÁC TÒA NHÀ CHUNG CƯ THUỘC SỞ HỮU CỦA AI?
    Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chỗ để xe ô tô trong các tòa nhà chung cư thuộc phần sở hữu riêng

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 52 | Hôm nay: 1609 | Tổng: 384730
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger