HOÃN PHIÊN TÒA SƠ THẨM TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?

0909 642 658 - 0939 858 898
HOÃN PHIÊN TÒA SƠ THẨM TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?

           Theo quy định tại khoản 1 Điều 233 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231 và Điều 241 của Bộ luật này, cụ thể như sau:

           – Tại phiên tòa, trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa

          – Tại phiên tòa, trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.

          – Tại phiên tòa, trường hợp phải thay đổi người giám định, người phiên dịch thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự ra quyết định hoãn phiên tòa, phiên họp.

           – Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

           – Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.

           – Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa.

           – Trường hợp người giám định vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa.

           – Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.

            – Khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà không thuộc trường hợp Tòa án phải hoãn phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa hay không; nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định theo thủ tục do Bộ luật này quy định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do.

           ⇒ Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    CÓ BẮT BUỘC PHẢI KHÁM SỨC KHỎE KHI LẬP DI CHÚC HAY KHÔNG?
    Theo khoản 2 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì người thực hiện công chứng phải xác định trạng thái tinh thần của người lập di chúc.
    NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI CÓ ĐƯỢC ĐỨNG TÊN TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HAY KHÔNG?
    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
    CÁC TRƯỜNG HỢP HOÃN PHIÊN TÒA TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ? HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN ĐỀ NGHỊ HOÃN PHIÊN TOÀ
    Ngoài các trường hợp bắt buộc phải hoãn phiên tòa theo quy định của pháp luật thì trong trường hợp đương sự có lý do chính đáng thì có quyền làm đơn đề nghị hoãn phiên tòa và Tòa án sẽ xem xét và quyết định về việc có chấp nhận hoãn phiên tòa hay không.
    KHI NÀO ĐƯỢC MIỄN TIỀN TẠM ỨNG ÁN PHÍ? HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT/SOẠN ĐƠN XIN MIỄN TIỀN TẠM ỨNG ÁN PHÍ?
    Án phí: được hiểu là một khoản chi phí mà đương sự phải nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi xét xử một vụ án. Án phí có thể gồm: Án phí hình sự, án phí dân sự, án phí hành chính.
     YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ?
    Yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự.
    HƯỚNG DẪN KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC TÁI THẨM VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH SOẠN ĐƠN ĐỀ NGHỊ XEM XÉT LẠI THEO THỦ TỤC TÁI THẨM
    Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 110 | Hôm nay: 1 | Tổng: 384852
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger