HƯỚNG DẪN KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH SOẠN ĐƠN ĐỀ NGHỊ XEM XÉT LẠI THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM

0909 642 658 - 0939 858 898
HƯỚNG DẪN KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH SOẠN ĐƠN ĐỀ NGHỊ XEM XÉT LẠI THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM

          I. HƯỚNG DẪN KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM:

         1. Giám đốc thẩm: là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này.

          - Theo quy định tại Điều 326 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì: Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

          a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

          b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;

         c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

         - Căn cứ theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bao gồm:

         - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

          - Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

         -  Theo quy định tại Khoản 1 Điều 327 thì trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 nêu trên để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

         Như vậy, trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự có quyền làm đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng Dân sự để được xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

          2. Đơn đề nghị xem xét bản ản, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm phải có các nội dung chính sau:

           a) Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;

           b) Tên, địa chỉ của người đề nghị;

          c) Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;

           d) Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;

          đ) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức đề nghị là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

            II. HƯỚNG DẪN CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN ĐỀ NGHỊ XEM XÉT THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM:

           1. Mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm:

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ……, ngày….. tháng …… năm……

     ­­­­­­ĐƠN ĐỀ NGHỊ

    XEM XÉT THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM

    Đối với Bản án (Quyết định)..............(1) số... ngày... tháng... năm...
    của Tòa án nhân dân......................

    Kính gửi:(2)..........................................................................

     Họ tên người đề nghị:(3).............................................................................

    Địa chỉ:(4)..................................................................................................

    Là:(5).........................................................................................................

    trong vụ án về......................................................................................

    Đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án (Quyết định)(6)........... số.... ngày... tháng... năm... của Tòa án nhân dân.............. đã có hiệu lực pháp luật.

    Lý do đề nghị:(7)........................................................................................

    Yêu cầu của người đề nghị:(8)....................................................................

    ................................................................................................................

    Kèm theo đơn đề nghị là các tài liệu, chứng cứ sau đây:(9)

    1. Bản sao Bản án (quyết định) số.................. ngày..... tháng..... năm..... của Tòa án nhân dân...................................................................................................

    2. .................................................................................................................

     

                                                                       NGƯỜI LÀM ĐƠN(10)

    2. Hướng dẫn sử dụng mẫu số 82-DS:

    (1), (6) Nếu là bản án sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”, nếu là bản án phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.

    (2) Ghi người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 331 Bộ luật tố tụng dân sự (ví dụ: Kính gửi: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao).

    (3) Nếu người làm đơn là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người làm đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty X do ông Nguyễn Văn A - Tổng giám đốc làm đại diện).

    (4) Nếu người làm đơn là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.

    (5) Ghi tư cách tham gia tố tụng của người làm đơn (ví dụ: là nguyên đơn).

    (7) Ghi lý do cụ thể của việc đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.

    (8) Ghi yêu cầu của người đề nghị (ví dụ: Đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, huỷ Bản án dân sự phúc thẩm số 10/2017/DSPT ngày 10-02-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh A để xét xử phúc thẩm lại theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự).

    (9) Ghi tên tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn (ví dụ: 1. Bản sao Bản án số...; 2. Bản sao Chứng minh nhân dân....3. Quyết định số.../QĐ-UBND ngày........).

    (10) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ trực tiếp vào đơn; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên trực tiếp và đóng dấu trực tiếp vào đơn.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    CÓ ĐƯỢC LY HÔN VỚI CHỒNG HOẶC VỢ ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ GIAM KHÔNG?
    Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây: a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước; b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
    NGHĨA VỤ CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015
    Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Bộ luật này và pháp luật có liên quan
    BÊN ĐẶT CỌC CÓ THỂ YÊU CẦU BÊN NHẬN ĐẶT CỌC TRẢ LẠI TÀI SẢN ĐẶT CỌC TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?
    Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng
    TRÁNH NHẦM LẪN GIỮA "TIỀN ĐẶT CỌC" VÀ "KHOẢN TIỀN TRẢ TRƯỚC"?
    Việc xác định bản chất của quan hệ nêu trên là rất quan trọng bởi hệ quả pháp lý của hai hình thức này là khác nhau, là phạt cọc hay xử lý tiền trả trước.
    CHỖ ĐỂ XE Ô TÔ TRONG CÁC TÒA NHÀ CHUNG CƯ THUỘC SỞ HỮU CỦA AI?
    Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chỗ để xe ô tô trong các tòa nhà chung cư thuộc phần sở hữu riêng
    THỦ TỤC ĐĂNG KÝ TẠM TRÚ TRỰC TIẾP TẠI CƠ QUAN CÔNG AN CÓ THẨM QUYỀN
    Khi công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 32 | Hôm nay: 488 | Tổng: 385336
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger