KHÔNG CÓ TÊN TRONG DI CHÚC THÌ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG?

0909 642 658 - 0939 858 898
KHÔNG CÓ TÊN TRONG DI CHÚC THÌ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG?

             Theo quy định của pháp luật, người để lại di chúc có quyền thể hiện ý chí của mình, chuyển giao tài sản cho bất kì ai trước khi chết. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho một số đối tượng nhất định, Bộ luật dân sự đã quy định về các trường hợp vẫn được hưởng di sản của người chết mà không phụ thuộc vào di chúc.

                Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

                1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

                a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

                b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

                2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

                Do đó, tuy không có tên trong di chúc, nhưng các cá nhân có đủ các yếu tố quy định tại điều 644 Bộ luật dân sự 2015 vẫn có quyền được hưởng di sản thừa kế.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    DI CHÚC MIỆNG ĐƯỢC XEM LÀ HỢP PHÁP KHI NÀO?
    Cơ sở pháp lý: Điều 624, Điều 627, Điều 629 và Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Trong trường hợp không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng. Di chúc miệng được lập trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản.
    NGƯỜI NÀO CÓ QUYỀN LẬP DI CHÚC ĐỂ ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN CỦA MÌNH?
    Theo quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người sau đây có quyền lập di chúc: 1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
    THỜI HIỆU THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
    Điều 623 Bộ luật Dân sự quy định về thời hiệu thừa kế như sau: 1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
    THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
    1. Căn cứ pháp lý – Bộ Luật Dân sự năm 2015 – Luật Đất đai năm 2013 – Luật Công chứng năm 2014
    DI CHÚC HỢP PHÁP CẦN ĐÁP ỨNG NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÌ?
    Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”
    THỜI ĐIỂM MỞ THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
    Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS): “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.”

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 44 | Hôm nay: 518 | Tổng: 385366
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger