KHÔNG NÊN NHẦM LẪN GIỮA HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN VÀ GIẤY ỦY QUYỀN?

0909 642 658 - 0939 858 898
KHÔNG NÊN NHẦM LẪN GIỮA HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN VÀ GIẤY ỦY QUYỀN?

             Hoạt động ủy quyền diễn ra hằng ngày gắn liền với nhu cầu công việc và đời sống mỗi chúng ta. Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền là hai hình thức ủy quyền có nhiều điểm khác biệt cả về tính chất và hệ quả pháp lý của hành vi, tuy nhiên vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa hai hình thức ủy quyền này dẫn đến việc thực hiện sai quy định pháp luật. Vì vậy hãy cùng CNC tìm hiểu rõ hơn về hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền theo bài viết dưới đây.

               1. Hợp đồng ủy quyền

           Việc ủy quyền bằng hợp đồng ủy quyền được quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Như vậy, cũng giống như tất cả các hợp đồng khác, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên gồm bên ủy quyền và bên được ủy quyền, tuy nhiên đối tượng của hợp đồng ủy quyền lại đơn thuần chỉ là “công việc”.

             2. Giấy ủy quyền

           Khác với ủy quyền bằng hợp đồng, việc ủy quyền bằng giấy ủy quyền chưa được quy định cụ thể tại bất cứ quy định pháp luật nào, mà chỉ là sự thừa nhận trong thực tế và được quy định rời rạc tại một số văn bản pháp luật.

           Ví dụ, điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, ngày 16-2-2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch quy định: “Chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản”; khoản 1 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định: “Việc ủy quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy ủy quyền”…

           Việc ủy quyền bằng giấy ủy quyền được hiểu là một hành vi pháp lý đơn phương làm xác lập quyền dân sự được quy định tại Điều 8 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, giấy ủy quyền là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền.

    3. Giống nhau

          Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền đều có một số điểm chung:

           Thứ nhất, cả hai đều được thể hiện dưới hình thức văn bản.

           Thứ hai, bên được ủy quyền là đại diện bên ủy quyền để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự theo thỏa thuận giữa các bên.

          Thứ ba, các bên có thể đơn phương chấm dứt ủy quyền khi có các hành vi như lạm dụng nhằm che giấu một giao dịch có thật, hợp thức hóa để thực hiện một số thủ tục hành chính có liên quan, hay đem lại cho một bên chủ thể cảm giác “yên tâm” để đảm bảo quyền lợi của mình…; hoặc theo quy định của pháp luật.

            4. Khác nhau

    Tiêu chí

    Hợp đồng ủy quyền

    Giấy ủy quyền

    Căn cứ

    pháp lý

    Bộ luật Dân sự năm 2015

    Chỉ được thừa nhận trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thể

    Bản chất

    Là một hợp đồng, có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên

    Là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền và áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền

    Chủ thể

      Hợp đồng ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền và người được ủy quyền

         Giấy ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền (hay gọi là ủy quyền đơn phương)

    Giá trị thực hiện

    • Đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền
    • Việc lập hợp đồng ủy quyền đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và có giá trị bắt buộc phải thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng, đồng thời bên nhận ủy quyền có thể được nhận thù lao (theo thỏa thuận, nếu có).
    • Khi ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền (ủy quyền đơn phương)
    • Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy.

    Công chứng, chứng thực ủy quyền (nếu có)

      Hợp đồng ủy quyền được công chứng tại Cơ quan thẩm quyền (Phòng công chứng, Văn phòng Công chứng, Cơ quan đại diện ngoại giao) 

       Giấy ủy quyền được chứng thực tại các Cơ quan thẩm quyền (UBND cấp xã, huyện, Cơ quan đại diện ngoại giao).

        Giấy ủy quyền cũng được công chứng, chứng thực tại Phòng công chứng, Văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật.

    Thủ tục công chứng, chứng thực

       Công chứng, chứng thực hợp đồng ủy quyền.

        Công chứng chữ ký trong giấy ủy quyền (đối với giấy ủy quyền không có thù lao)

    Công chứng, chứng thực giấy ủy quyền có thù lao

    Quyền và nghĩa vụ các bên ủy quyền

    • Hợp đồng ủy quyền thường có quy định quyền và nghĩa vụ các bên
    • Việc lập hợp đồng ủy quyền đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và có giá trị bắt buộc phải thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng, đồng thời bên nhận ủy quyền có thể được nhận thù lao (theo thỏa thuận, nếu có)
    • Giấy ủy quyền không quy định quyền và nghĩa vụ các bên
    • Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy

    Thay đổi nội dung ủy quyền

      Hợp đồng ủy quyền đã được công chứng chỉ điều chỉnh nội dung ủy quyền tại duy nhất Cơ quan thẩm quyền đã công chứng trước đây.

      Giấy ủy quyền đã được chứng thực có thể điều chỉnh thay đổi nội dung ủy quyền tại bất kỳ Cơ quan thẩm quyền (UBND cấp xã, huyện, Cơ quan đại diện ngoại giao)

    Ủy quyền lại

      Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định

      Người được ủy quyền không được ủy quyền lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định

    Thời hạn ủy quyền

      Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền

      Thời hạn ủy quyền do Người ủy quyền quy định hoặc do pháp luật quy định

    Đơn phương chấm dứt thực hiện uỷ quyền

       Hợp đồng ủy quyền quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, và nếu có thiệt hại thì phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền

      Sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại

         Như vậy, Trong giao dịch dân dự tùy vào trường hợp cụ thể có thể sử dụng hợp đồng ủy quyền hay giấy ủy quyền.

     



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    CÓ BẮT BUỘC PHẢI KHÁM SỨC KHỎE KHI LẬP DI CHÚC HAY KHÔNG?
    Theo khoản 2 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì người thực hiện công chứng phải xác định trạng thái tinh thần của người lập di chúc.
    NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI CÓ ĐƯỢC ĐỨNG TÊN TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HAY KHÔNG?
    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
    CÁC TRƯỜNG HỢP HOÃN PHIÊN TÒA TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ? HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN ĐỀ NGHỊ HOÃN PHIÊN TOÀ
    Ngoài các trường hợp bắt buộc phải hoãn phiên tòa theo quy định của pháp luật thì trong trường hợp đương sự có lý do chính đáng thì có quyền làm đơn đề nghị hoãn phiên tòa và Tòa án sẽ xem xét và quyết định về việc có chấp nhận hoãn phiên tòa hay không.
    KHI NÀO ĐƯỢC MIỄN TIỀN TẠM ỨNG ÁN PHÍ? HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT/SOẠN ĐƠN XIN MIỄN TIỀN TẠM ỨNG ÁN PHÍ?
    Án phí: được hiểu là một khoản chi phí mà đương sự phải nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi xét xử một vụ án. Án phí có thể gồm: Án phí hình sự, án phí dân sự, án phí hành chính.
     YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ?
    Yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự.
    HƯỚNG DẪN KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC TÁI THẨM VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH SOẠN ĐƠN ĐỀ NGHỊ XEM XÉT LẠI THEO THỦ TỤC TÁI THẨM
    Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 55 | Hôm nay: 1118 | Tổng: 384239
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger