LIỆU CÓ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG KHI BỊ MẤT XE MÀ KHÔNG CÓ VÉ GIỮ XE KHÔNG?

0909 642 658 - 0939 858 898
LIỆU CÓ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG KHI BỊ MẤT XE MÀ KHÔNG CÓ VÉ GIỮ XE KHÔNG?

                   Thông thường khi thực hiện việc gửi giữ xe, nhân viên giữ xe sẽ giao cho người  gửi xe vé giữ xe (bằng thẻ từ hoặc bằng giấy). Vé giữ xe đượcc xem như một căn cứ để chứng minh có tồn tại một hợp đồng gửi giữ xe giữa người gửi xe và người giữ xe. Tuy nhiên, cũng có một vài địa điểm như quán café, quán ăn, shop quần áo, hoặc nhà sách… khi bạn đến có nhân viên giữ xe nhưng không có vé giữ xe và không đưa vé giữ xe cho bạn. Vậy trong trường hợp không may xe bị mất thì liệu người gửi xe có được bồi thường không?  

           Theo quy định tại Điều 554 Bộ luật dân sự năm 2015: “hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.”

           Như vậy, thông thường khi gửi xe, tấm vé gửi xe được xem như là một hợp đồng dân sự chứng minh cho việc bên giữ xe và bên gửi xe có xác lập một giao dịch dân sự, theo đó các bên sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Bên giữ xe phải có trách nhiệm trông giữ xe cho bên gửi xe và bên gửi xe phải có trách nhiệm trả một khoản thù lao cho bên nhận gửi. Nếu không may bên giữ xe để mất xe thì phải bồi thường thiệt hại cho bên gửi xe theo quy định của pháp luật.

    (Ảnh minh họa - nguồn internet)

              Theo Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự thì: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”. Như vậy, BLDS không quy định hợp đồng gửi giữ phải lập thành văn bản, việc gửi xe có người trông xe nhưng không đưa vé được coi là giữa hai bên đã xác lập hợp đồng bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể. Việc giao kèo miệng hoặc hành vi cụ thể (ví dụ như người giữ xe nói với bạn không cần phải lấy vé giữ xe, chỉ cho bạn chỗ để xe…) thì cũng được xem là giữa bên giữ xe và bên gửi xe đã xác lập một giao dịch dân sự. Do đó, khi không may xảy ra việc mất xe, người gửi xe có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại theo quy định tại Khoản 2 Điều 556 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể theo Khoản 2 Điều 556 quy định: “2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

           Do đó, nếu trong trường hợp người trông giữ xe thừa nhận bạn có gửi xe và có xảy ra việc mất xe thì có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, điều khó ở đây là có những trường hợp người giữ xe sẽ không thừa nhận việc đã nhận giữ xe của bạn.  Do đó, trong những trường hợp này bạn phải chứng minh được bạn có gửi xe và bên giữ xe có nhận giữ xe của bạn (có thể xem camera, tìm người làm chứng…) thì mới có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại được.

             Ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại?

           Theo quy định tại Điều 600 Bộ luật dân sự năm 2015: “cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”

           Do đó, khi nơi nhận giữ xe làm mất xe mà không do lỗi của người gửi xe và không rơi vào trường hợp bất khả kháng, thì người gửi xe có quyền yêu cầu chủ quán ăn, quán cafe, shop quần áo, chủ nhà sách… bồi thường thiệt hại. Còn chủ của nhà hàng, quán cafe, shop quần áo, chủ nhà sách… có quyền yêu cầu bảo vệ trông giữ xe bồi thường lại số tiền thiệt hại phát sinh do nghĩa vụ bồi thường cho khách hàng.

             

     



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    CHỦ THỂ NÀO CÓ QUYỀN YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI?
    Trong Tố tụng dân sự quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:
    CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ?
    Các biện pháp tạm thời được quy định tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:
    QUYỀN CỦA ĐƯƠNG SỰ YÊU CẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC , CÁ NHÂN CUNG CẤP TÀI LIỆU CHỨNG CỨ
    Điều 106 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu chứng cứ như sau:
    LỜI KHAI CỦA ĐƯƠNG SỰ, LỜI KHAI CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG ĐƯỢC XEM  LÀ CHỨNG CỨ KHI NÀO?
    Theo quy định tại khoản 5 Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự thì: Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
    TÀI LIỆU GIAO NỘP CHO TÒA ÁN ĐƯỢC XEM LÀ CHỨNG CỨ KHI NÀO?
    Không phải mọi tài liệu mà đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng đều được xem là chứng cứ. Theo đó, để được xem là chứng cứ tài liệu phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
    CHỨNG CỨ TRONG VỤ VIỆC DÂN SỰ LÀ GÌ?
    Chứng cứ và nguồn của chứng cứ được quy định tại Điều 93 và 94 Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 45 | Hôm nay: 1141 | Tổng: 385989
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger