LÝ LỊCH TƯ PHÁP LÀ GÌ? LÝ LỊCH TƯ PHÁP ĐỂ LÀM GÌ VÀ XIN CẤP Ở ĐÂU?

0909 642 658 - 0939 858 898
LÝ LỊCH TƯ PHÁP LÀ GÌ? LÝ LỊCH TƯ PHÁP ĐỂ LÀM GÌ VÀ XIN CẤP Ở ĐÂU?

    Lý lịch tư pháp là khái niệm gắn liền với nhân thân của người bị kết án hình sự. Vì vậy, trong một số trường hợp đặc biệt, việc cần xác định lý lịch tư pháp của một người là cực kỳ quan trọng và có thể là yếu tố bắt buộc, vậy câu hỏi được đặt ra là trường hợp nào?

    1. Lý lịch tư pháp là gì?

    Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp thì khái niệm lý lịch tư pháp được hiểu là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

    Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhận chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã: Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã được xác lập từ quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo quy định của Luật phá sản.

    Gắn với lý lịch tư pháp là “phiếu lý lịch tư pháp” –  là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

    + Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009;

    + Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình. (Khoản 1, khoản 4 Điều 2; khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009).

    2. Lý lịch tư pháp để làm gì?

    Mục đích yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là để:

    • Chứng minh cá nhân có hay không có án tích
    • Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án có thể tái hoà nhập cộng đồng.
    • Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và hoạt động thống kê tư pháp hình sự.
    • Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã…

    Lý lịch tư pháp của một người được thể hiện qua phiếu lý lịch tư pháp, phiếu lý lịch tư pháp được sử dụng trong các trường hợp:

    + Phục vụ cho các hoạt động cá nhân của mình như thi công chức, viên chức.

    + Phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan tiên hành tố tụng.

    + Phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã của Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

     Ví dụ: trong Luật Doanh nghiệp 2020, tại Khoản 2 Điều 17 có quy định; “Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh”.

    3. Xin lý lịch tư pháp ở đâu?

    Chủ thể có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp ở các cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp, cụ thể:

    • Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

    + Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

    + Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

    •  Sở Tư pháp thực hiện việc cấp phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau:

    + Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

    + Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

    + Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

     Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.

    Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

     Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp: Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật lý lịch tư pháp 2009, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật lý lịch tư pháp 2009 thì thời hạn không quá 15 ngày. Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật lý lịch tư pháp 2009 thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.

    Trường hợp từ chối Phiếu lý lý lịch tư pháp: Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp không thuộc thẩm quyền; Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người khác mà không đủ điều kiện quy định tại Điều 7 và khoản 3 Điều 45 của Luật lý lịch tư pháp 2009; Giấy tờ kèm theo Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp không đầy đủ hoặc giả mạo.

     

     



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 SO VỚI BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM  2005 VỀ VAI TRÒ CỦA IM LẶNG TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG?
    Theo Khoản 2 Điều 404 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự thì: “2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.”
    VÌ SAO THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN LÀ CĂN CỨ PHÁT SINH NGHĨA VỤ  DÂN SỰ?
    Nghĩa vụ dân sự phát sinh khi có sự kiện pháp lý mà pháp luật dự liệu xảy ra dẫn tới một hậu quả pháp lý nhất định.
    THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI?
    Theo quy định tại Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định căn cứ để xác định “yếu tố nước ngoài” trong các quan hệ dân sự là:
    CÓ PHẢI TẤT CẢ CÁC QUAN HỆ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ĐỀU THUỘC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU  CHỈNH CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ?
    Không phải các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế mà chỉ có các quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài mới thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế, cụ thể gồm:
    THẾ NÀO LÀ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN?
    Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người tự ý, tự nguyện thực hiện công việc của người khác, vì lợi ích của người khác mà không dựa trên cơ sở hợp đồng thực hiện công việc đó hoặc do pháp luật quy định.
    ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ
    Hiện nay theo quy định của BLDS 2015 có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lưu quyền sở hữu; Bảo lãnh; Tín chấp; Cầm giữ tài sản.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 52 | Hôm nay: 101 | Tổng: 388497
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger