Mua nhà bằng giấy viết tay có đăng ký thường trú được không?

0909 642 658 - 0939 858 898
Mua nhà bằng giấy viết tay có đăng ký thường trú được không?

    Hiện nay, việc mua bán nhà đất bằng giấy viết tay diễn ra khá phổ biến, do đó, vấn đề đang được nhiều người thắc mắc đó là mua nhà bằng giấy viết tay thì có đăng ký thường trú được không? Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây.

     

    mua-nha-bang-giay-viet-tay-co-dang-ky-thuong-tru-duoc-khong

     

    Thường trú là gì?

    Căn cứ quy định tại Luật Cư trú 2020 thì có thể hiểu thường trú là việc công dân sinh sống ổn định, lâu dài ở một nơi nhất định và đã được đăng ký thường trú.

    Điều kiện đăng ký thường trú

    Điều kiện đăng ký thường trú quy định tại Điều 20 Luật Cư trú 2020 như sau:

    - Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình.

    - Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu đồng ý trong các trường hợp sau đây:

    + Vợ ở với chồng; chồng ở với vợ; con ở với cha, mẹ; cha, mẹ ở với con;

    + Người cao tuổi ở với anh, chị, em, cháu ruột; người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, chú ruột, bác ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;

    + Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.

    - Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

    + Được chủ sở hữu chỗ ở đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ;

    + Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.

    - Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bầu cử, bổ nhiệm, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;

    + Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;

    + Người được người đại diện/ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;

    + Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện/ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện đồng ý cho đăng ký thường trú.

    - Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.

    - Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

    + Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đồng ý cho đăng ký thường trú;

    + Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật;

    + Trường hợp phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm thì có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;

    + Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.

    - Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.

     

    mua-nha-bang-giay-viet-tay-co-dang-ky-thuong-tru-duoc-khong

     

    Mua nhà bằng giấy viết tay có đăng ký thường trú được không?

    Căn cứ Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư trú (thường trú, tạm trú) gồm:

    - Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở);

    - Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong);

    - Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

    - Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;

    - Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở.

    Tóm lại, giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú gồm nhiều loại khác nhau, trong đó nhiều loại giấy tờ không được kể tên cụ thể mà phải xem trong pháp luật đất đai, nhà ở, xây dựng. Tuy nhiên, không có loại giấy tờ nào chứng minh chỗ ở hợp pháp là giấy tờ mua bán bằng giấy viết tay. Do vậy, đối với người nhận chuyển nhượng, tặng cho nhà đất bằng giấy viết tay phải hợp thức hóa giấy tờ, giao dịch của mình.

    Căn cứ tại Điều 160 Luật Nhà ở 2023, điểm a khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024, khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng chuyển nhượng không có công chứng hoặc chứng thực sẽ không có hiệu lực do vi phạm về hình thức hợp đồng. Đồng nghĩa khi đó người nhận chuyển nhượng sẽ không được đăng ký thường trú tại nhà đất đó, trừ khi đáp ứng đủ 03 điều kiện sau:

    - Một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng.

    - Một bên hoặc các bên yêu cầu Tòa án và Tòa ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng đó.

    - Đã đăng ký biến động (đăng ký sang tên) và được cơ quan đăng ký đất đai đăng ký vào sổ địa chính.

    Hồ sơ đăng ký thường trú

    Theo khoản 1 Điều 21 Luật Cư trú 2020, hồ sơ đăng ký thường trú đối với người có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình mà đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó gồm các giấy tờ sau:

    - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;

    - Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.

     

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồngsoạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư giỏi thừa kế nhà đất để được giải đáp mọi thắc mắc.


    VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

    Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

    Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

    Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898 

    Website: luatsugioitphcm.vn

    Email: luatsucncvietnam@gmail.com



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐẶT CỌC LÀ GÌ?
    Đặt cọc không phải là một thuật ngữ mới được sử dụng trong Bộ luật Dân sự mà nó đã xuất hiện từ xa xưa, ngay từ những ngày đầu hình thành giao lưu dân sự. Khi bắt đầu hình thành các giao lưu dân sự, để nhận được sự tin tưởng từ nhau, người dân thường xâu tiền lại thành một cọc, hai cọc và đưa cho đối phương để làm tin.
    NGHĨA VỤ DÂN SỰ LÀ GÌ?
    Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật, trong đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện các yêu cầu của bên có quyền dân sự hợp pháp. Trong mối quan hệ pháp luật dân sự các bên tham gia đều phải bình đẳng với nhau về mặt pháp lý và thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ được pháp luật bảo đảm.
    HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ LÀ GÌ?
    Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia hợp thức văn bản giấy tờ được cấp bởi một quốc gia khác. Văn bản giấy tờ sau khi được hợp thức hóa lãnh sự đồng nghĩa với việc được công nhận và sử dụng tại quốc gia đó.
    QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ?
    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau.
    TÒA ÁN TỰ MÌNH RA QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?
    Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể theo yêu cầu của đương sự hoặc Tòa án ra quyết định trong một số trường hợp Luật định, theo các quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự.
    THẨM PHÁN CÓ THỂ LẤY LỜI KHAI CỦA ĐƯƠNG SỰ NGOÀI TRỤ SỞ TÒA ÁN KHÔNG?
    Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 32 | Hôm nay: 907 | Tổng: 389336
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger