NGHĨA VỤ CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015

0909 642 658 - 0939 858 898
NGHĨA VỤ CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015

             Chủ thể có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được quy định cụ thể tại Điều 170 BLTTDS 2015: “Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Bộ luật này và pháp luật có liên quan”. Như vậy, theo quy định thì có ba cơ quan có nghĩa vụ thực hiện cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự: Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan Thi hành án. Tuy nhiên không phải các cơ quan này trực tiếp thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự mà thông qua những người sau thực hiện:

       Người tiến hành tố tụng, người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng được giao nhiệm vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng. Người tiến hành tố tụng theo quy định tại khoản 2 Điều 46 BLTTDS gồm: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp họ đều phải đích thân thực hiện hoạt động cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS mà có thể giao cho các cán bộ, nhân viên khác cùng cơ quan thực hiện và thông báo lại cho mình.

           Thi hành án dân sự là loại dịch vụ công đặc biệt, có thể do cơ quan nhà nước trực tiếp đảm nhận, cũng có thể do tư nhân (Thừa phát lại) thực hiện dưới sự bảo hộ của Nhà nước. Thi hành án có vai trò hiện thực hóa các bản án, quyết đã có hiệu lực của Tòa án; các quyết định của trọng tài và các chủ thể khác theo pháp luật, nhằm bảo đảm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước. Đối với Cơ quan Thi hành án tuy không phải là cơ quan tiến hành tố tụng tuy nhiên trong quá trình hoạt động thi hành án dân sự cơ quan cũng phải thực hiện các hoạt động tố tụng và ban hành các văn bản tố tụng dân sự có liên quan đến hoạt động thi hành án như: quyết định về việc thi hành án theo yêu cầu, thông báo về kết quả thẩm định giá, thông báo về việc cưỡng chế thi hành án,… Vì vậy, họ có trách nhiệm phải cấp, tống đạt, thông báo các văn bản này cho các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Việc thông báo cho các đương sự biết về thi hành án được thực hiện đúng quy định sẽ hạn chế được những khiếu nại, tố cáo về thi hành án của đương sự. Do đó, việc thông báo trong THADS có ý nghĩa hết sức quan trọng, họ có thể giao cho cán bộ, nhân viên của cơ quan để thực hiện hoạt động cấp, tống đạt, thông báo các văn bản tố tụng dân sự có liên quan thay mình.

           Tuy nhiên, thực tế việc các cơ quan trên thực hiện cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp cho các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan là rất khó, vì thế Điều 172 còn quy định thêm về những người khác có thể thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS như:

    - Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc khi Tòa án có yêu cầu: nơi ở và nơi làm việc là nơi gắn bó trực tiếp của mỗi người, con người luôn dành phần lớn thời gian cho hai nơi đó, vì vậy đây là hai cơ quan có vai trò quan trọng trong việc cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS khi có yêu cầu vì đây là nơi quản lý, nắm bắt rõ nhất về hoạt động cư trú, quản lý trực tiếp người tham gia TTDS khi ở nhà và tại nơi làm việc.

    - Đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong những trường hợp do Bộ luật này quy định: là những người trực tiếp tham gia vụ án, có mối quan hệ, liên hệ mật thiết với nhau theo quan hệ thân thích hoặc hợp đồng theo quy định của pháp luật, vì vậy buộc họ phải liên lạc với nhau vì trách nhiệm và nghĩa vụ giữa họ ràng buộc với nhau. Trong một số trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng chỉ có thể tiếp xúc trực tiếp với người đại diện hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vì vậy để đảm bảo việc giao nhận, thông báo tài liệu thông tin đến các đương sự thì các cơ quan THTT, cơ quan THADS có thể giao các VBTTDS cho các chủ thể trên.

    - Nhân viên tổ chức dịch vụ bưu chính:

    Theo khoản 3 điều 3 Luật bưu chính 2020 thì “Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử”. Hiện nay, hệ thống bưu chính được phát triển mạnh mẽ, bán kính phục vụ của mỗi điểm giảm, đảm bảo mỗi xã có tối thiểu một điểm phục vụ vì vậy dịch vụ bưu chính ngoài đảm bảo an toàn, an ninh mà còn kịp thời chính xác, tiện lợi. Nên đây là phương pháp được nhiều cơ quan lựa chọn để thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan thông qua các nhân viên của tổ chức dịch vụ bưu chính. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn một số hạn chế như không kiểm soát được việc giao nhận có trực tiếp tới tay người được cấp, thông báo hay không, quy trình thực hiện có đúng theo quy định không.

    - Người có chức năng tống đạt: Theo Nghị định số 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì Thừa phát lại được thực hiện việc tống đạt trên cơ sở sự ủy quyền của Tòa án và Cơ quan THA thông qua văn bản thỏa thuận là Hợp đồng; việc tống đạt được thực hiện trên phạm vi nhất định và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, có biểu mẫu cụ thể và đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp. Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm và đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn:

           “1. Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

             2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

           3. Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bng tt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

          4. Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

           5. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

    nên việc giao cho Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt VBTTDS mang lại sự tin cậy, hiệu quả cao hơn là việc gửi qua bưu điện.

     - Những người khác mà pháp luật có quy định.

           Đây là quy định mở của BLTTDS 2015 nhằm mở rộng người có thể thực hiện việc cấp, tống đạt, thống báo VBTTDS khi có yêu cầu. Đảm bảo được tính linh hoạt, chủ động trong công tác hoạt động tố tụng, thi hành án. Người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng nơi cư trú với họ hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, các cơ quan báo, đài phát thanh,…đều có thể là người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS khi có yêu cầu.

           Hiện nay, các quy định hiện hành quy định khá nhiều các chủ thể có thể thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS tuy nhiên, mỗi chủ thể lại có những ưu, nhược điểm khác nhau. Vì vậy, tùy vào tình hình thực tế mà các cơ quan sẽ lựa chọn các chủ thể thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS khác nhau để đảm bảo phù hợp nhưng nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS chính vẫn là các cơ quan ban hành VBTTDS.

     



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐIỀU KIỆN TÁCH THỬA ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH?
    Trong quá trình thực hiện sử dụng, thực hiện giao dịch về đất ở, hầu hết mọi người đều rất quan tâm đến việc tách thửa đất ở. Vậy, điều kiện tách thửa đất ở là như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới để được giải đáp thắc mắc.
    THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ THEO DI CHÚC
    Pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền tự định đoạt của cá nhân với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản của họ. Vì vậy, trước khi chết họ có quyền định đoạt tài sản của mình cho ai theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc đã lập
    KHÔNG ĐĂNG KÝ TẠM TRÚ CÓ BỊ XỬ PHẠT KHÔNG?
    Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
    LẬP DI CHÚC MIỆNG CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
    Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 di chúc phải được lập thành văn bản, người để lại di chúc chỉ được lập di chúc miệng khi rơi vào các hoàn cảnh như tai nạn, bị cái chết đe dọa,... mà không thể lập di chúc bằng văn bản nhưng có nguyện vọng để lại di sản cho những người thừa kế.
    VÌ SAO TIKTOKER NỜ Ô NÔ BỊ XỬ PHẠT 7,5 TRIỆU ĐỒNG?
    Ngày 29/11/2022 Tiktoker Nờ Ô Nô bị Chánh Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh lập Biên bản vi phạm hành chính và ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt là 7,5 triệu đồng.
    BỊ DÍNH NỢ XẤU CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG? CÁCH XÓA NỢ XẤU NHƯ THẾ NÀO?
    Không phải ai vay tiền cũng có khả năng chi trả đúng thời hạn như đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng đã ký, dẫn đến khoản vay đó sẽ chuyển thành “nợ xấu”. Khi bị ghi “nợ xấu” trên hệ thống CIC thì người vay sẽ phải gánh chịu những bất lợi sau này.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 45 | Hôm nay: 1020 | Tổng: 385868
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger