NGƯỜI ĐẠI DIỆN VÀ NGƯỜI GIÁM HỘ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

0909 642 658 - 0939 858 898
NGƯỜI ĐẠI DIỆN VÀ NGƯỜI GIÁM HỘ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

    SO SÁNH ĐIỂM GIỒNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA ĐẠI DIỆN VÀ GIÁM HỘ 

    ► Điểm giống nhau:

        - Đều được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015

        - Đều do cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện;

       - Mục đích đều là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ hoặc đại diện

     Điểm khác nhau:

    STT

    Tiêu chí

    Giám hộ

    Đại diện

    1

    Cơ sở pháp lý

    Mục 4 Chương III Bộ luật Dân sự 2015

    Từ Điều 46 đến Điều 63

    Chương IX Bộ luật Dân sự năm 2015

    Từ Điều 134 đến Điều 143

    2

    Khái niệm

    Là việc cá nhân, pháp nhân được quy định, được UBND Xã cử hoặc được Tòa án chỉ định chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. (Theo khoản 1 Điều 46 BLDS 2015)

    Là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. (Theo khoản 1 Điều 134 BLDS 2015)

    3

    Mục đích

    Chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ

    – Thay người được giám hộ tham gia vào các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật

    Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện

    4

    Đối tượng

    Người được giám hộ gồm:

    - Người chưa thành niên

    - Người mất năng lực hành vi dân sự

    - Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

    Người được đại diện gồm:

    - Cá nhân khác

    - Pháp nhân khác

    5

    Căn cứ xác lập và sự kiện pháp lý làm phát sinh

    - UBND cấp xã cử

    - Tòa án chỉ định

    - Người có NLHVDS đầy đủ lựa chọn người được giám hộ cho mình phòng khi họ rơi vào tình trạng cần được giám hộ.

    => Phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

    - Người giám hộ đương nhiên không đăng ký vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ

    - Theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện;

    - Theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

    - Theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật

    6

    Chấm dứt quan hệ

    - Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    - Người được giám hộ chết;

    - Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

    - Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.

    1/ Đại diện theo ủy quyền:

    - Theo thỏa thuận;

    - Thời hạn ủy quyền đã hết;

    - Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;

    - Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

    - Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết;

    - Người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

    - Người đại diện không còn đủ điều kiện về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện;

    - Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

    2/ Đại diện theo pháp luật

    - Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;

    - Người được đại diện là cá nhân chết;

    - Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

        enlightened  Từ sự so sánh trên có thể nhận thấy mối quan hệ giữa người giám hộ và người đại diện như sau:

          Người đại diện chưa chắc là người giám hộ nhưng người giám hộ trong một số trường hợp người giám hộ đồng thời là người đại diện. Cụ thể khi thực hiện các giao dịch dân sự, người giám hộ đồng thời là người đại diện cho người được giám hộ. Do đó người giám hộ có thể đồng thời là người đại diện.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐIỂM MỚI VỀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VỤ VIỆC DÂN SỰ?
    Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện”.
    VISA LÀ GÌ?
    Visa (thị thực hoặc thị thực nhập cảnh): là giấy chứng nhận của chính phủ một nước cấp cho người nước ngoài, cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào nước họ trong một khoảng thời gian nhất định.
    HỘ CHIẾU LÀ GÌ? CẤP HỘ CHIẾU Ở CƠ QUAN NÀO?
    Passport (hộ chiếu): là chứng minh thư bắt buộc do chính phủ cấp, cho phép người được cấp có thể xuất cảnh ra nước ngoài và nhập cảnh khi trở về nước.
    CÔNG CHỨNG CÁC LOẠI GIẤY TỜ Ở ĐÂU?
    Theo Khoản 2 Điều 19 Luật Công chứng năm 2014 thì: “Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng”.
    HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG CÓ LÀ ĐIỀU KIỆN BẮT BUỘC ĐỂ HỢP  ĐỒNG CÓ HIỆU LỰC KHÔNG?
    Hình thức của hợp đồng không là điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực bởi lẽ theo Điều 117 BLDS 2015 quy định về “Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự” như sau:
    CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC LẬP VI BẰNG?
    Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, các trường hợp không được lập vi bằng bao gồm:

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 59 | Hôm nay: 163 | Tổng: 386622
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger