NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI CÓ ĐƯỢC ĐỨNG TÊN TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HAY KHÔNG?

0909 642 658 - 0939 858 898
NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI CÓ ĐƯỢC ĐỨNG TÊN TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HAY KHÔNG?

    Hiện nay, có nhiều trường hợp người dưới 18 tuổi được tặng cho hay được thừa kế nhà đất. Vậy liệu người dưới 18 tuổi có được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không? Hãy cùng CNC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

    1. Điều kiện tham gia giao dịch dân sự

    Bộ luật Dân sự quy định về điều kiện tham gia giao dịch dân sự với 04 độ tuổi như sau:

    – Người chưa đủ 06 tuổi thì giao dịch dân sự sẽ do người đại diện theo pháp luật của người đó thay mặt thực hiện

    – Người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

    – Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan tới bất động sản, động sản yêu cầu phải đăng ký.

    – Người dủ 18 tuổi trở lên thì cá nhân tự mình xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự mà pháp luật không quy định cấm.

    Như vậy, theo quy định về điều kiện trên đây thì nhóm độ tuổi từ 15 đến dưới 18 tuổi đã có thể tự xác lập các giao dịch dân sự nhưng pháp luật loại trừ những giao dịch dân sự liên quan tới Bất động sản.

     Vậy người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi thuộc đối tượng nào?

    Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015, người đại diện theo pháp luật đối với con chưa thành niên người đại diện theo pháp luật là cha mẹ; còn đối với người chưa thành niên có khó khăn trong nhận thức thì người đại diện theo pháp luật là người giám hộ.

    2. Người dưới 18 tuổi có được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?

    Luật Hôn nhân và gia đình quy định con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.

    Như vậy, con cái có quyền có tài sản riêng và có quyền định đoạt với số tài sản này nếu như có đủ điều kiện.

    Khoản 1 Điều 97 Luật Đất đai quy định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.

    Theo Điều 5 Luật Đất đai, người sử dụng đất được quy định bao gồm: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo,… Đặc biệt pháp luật không quy định điều kiện về độ tuổi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chỉ hạn chế người dưới 18 tuổi không được tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản.

    Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người dưới 18 tuổi không thuộc các trường hợp đó. Bên cạnh đó, theo Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định về thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và Luật Đất đai 2013 cũng không đề cập đến độ tuổi của người đứng tên trên Giấy chứng nhận.

    Ngoài ra, Điều 16 Bộ luật Dân sự quy định mọi cá nhân đều có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Điều này có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết đi. Do vậy, người dưới 18 tuổi vẫn có quyền được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Pháp luật không phân biệt cá nhân là người thành niên, người chưa thành niên được quyền đứng tên trên sổ đỏ mà chỉ quy định cá nhân nói chung đều được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất nên về nguyên tắc, đứng tên trên sổ đỏ không hạn chế về độ tuổi.

    Do vậy, người dưới 18 tuổi vẫn có quyền được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bởi pháp luật chỉ hạn chế người dưới 18 tuổi không được tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản mà không quy định về độ tuổi được đứng tên trên Sổ đỏ.

    Mặc dù người dưới 18 tuổi vẫn được phép đứng tên trên sổ đỏ song pháp luật dân sự quy định năng lực hành vi dân sự theo độ tuổi. Với người dưới 18 tuổi không được tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản mà phải có sự đồng ý của của người đại diện (người chưa thành niên mà có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở…thông qua nhận thừa kế, nhận tặng cho nếu người đại diện đồng ý thì vẫn được đứng tên ngay thời điểm nhận thừa kế, tặng cho – dù chưa đủ 18 tuổi).



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    KHÔNG NÊN NHẦM LẪN GIỮA HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN VÀ GIẤY ỦY QUYỀN?
    Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền là hai hình thức ủy quyền có nhiều điểm khác biệt cả về tính chất và hệ quả pháp lý
    QUYỀN THAY ĐỔI, BỔ SUNG YÊU CẦU KHỞI KIỆN CỦA NGUYÊN ĐƠN ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
    “Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự” được xác định là một trong những nguyên tắc có tính cơ bản của BLTTDS
    HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN CÓ BẮT BUỘC PHẢI ĐƯỢC CÔNG CHỨNG HAY KHÔNG? TRƯỜNG HỢP CÁC CHỦ THỂ THỰC HIỆN VIỆC ỦY QUYỀN THÔNG QUA HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BẰNG LỜI NÓI TẠI TÒA ÁN THÌ CÓ ĐƯỢC CHẤP NHẬN HAY KHÔNG?
    Ủy quyền được hiểu là việc cá nhân, pháp nhân cho phép 1 cá nhân, pháp nhân khác thay mặt mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật, và vẫn phải chịu trách nhiệm về việc cho phép đó.
    VIỆC ỦY QUYỀN CÓ THỂ ĐƯỢC HÌNH THÀNH BẰNG NHỮNG PHƯƠNG THỨC NÀO?
    Ủy quyền được hiểu là việc cá nhân, pháp nhân cho phép 1 cá nhân, pháp nhân khác thay mặt mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật, và vẫn phải chịu trách nhiệm về việc cho phép đó
    LIỆU CÓ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG KHI BỊ MẤT XE MÀ KHÔNG CÓ VÉ GIỮ XE KHÔNG?
    Việc giao kèo miệng hoặc hành vi cụ thể cũng được xem là giữa bên giữ xe và bên gửi xe đã xác lập một giao dịch dân sự. Do đó, khi không may xảy ra việc mất xe, người gửi xe có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 31 | Hôm nay: 1064 | Tổng: 385912
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger