NGƯỜI NHẬN CON NUÔI PHẢI ĐÁP ỨNG NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÌ?

0909 642 658 - 0939 858 898
NGƯỜI NHẬN CON NUÔI PHẢI ĐÁP ỨNG NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÌ?

          Hiện nay nhu cầu nhận con nuôi ngày càng tăng bởi rất nhiều lý do:

          Thứ nhất, là do có nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn

          Theo thông kê ở tại Việt Nam thì có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng hiếm muộn do đó họ có nhu cầu nhận con nuôi để có thể cảm nhận trọn vẹn một mái ấm gia đình. 

          Thứ hai, do mục đích nhân đạo

           Các cá nhân, gia đình khá giả. có điều kiện muốn nhận các trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn làm con nuôi nhằm giúp các con có môi trường tốt hơn để phát triển.

          Thứ ba, do nhu cầu của các bên muốn nhận nhau làm cha, mẹ nuôi, con nuôi.

     Vậy để có thể nhận con nuôi thì người nhận con nuôi phải đáp ứng những điều kiện gì?

           Căn cứ theo quy định của pháp luật thì người nhận con nuôi phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010, cụ thể các điều kiện bao gồm:

         - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

         - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

         - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

         - Có tư các đạo đức tốt.

           Ngoại lệ: 

           - Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vơ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng hai điều kiện cuối;

          -  Trường hợp người Việt Nam đinh cư ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi thì ngoài các điều kiện nêu trên, người đó còn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú.

          Bên cạnh đó, cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được nhận con nuôi, bao gồm:

         - Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

         - Đang bị cháp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

          - Đang chấp hành hình phạt tù;

        - Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

         Lưu ý: Pháp luật cấm ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

         Như vậy, nếu một người muốn nhận con nuôi thì phải xem xét có đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 hay không? Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì người nhận con nuôi  có thể nộp hồ sơ xin nhận con nuôi tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    NHỮNG NGƯỜI NÀO CÓ QUYỀN YÊU CẦU HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT?
    Theo khoản 6 Điều 3 kết hôn trái pháp luật là “việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.” Để bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình bền vững, pháp luật trao quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cho một số chủ thể sau:
    XỬ LÝ VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT NHƯ NÀO?
    Việc kết hôn trái pháp luật được xử lý theo Điều 11 Luật hôn nhân gia đình 2014. Theo đó, xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.
    NAM, NỮ CHUNG SỐNG VỚI NHAU NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN THÌ CÁC QUAN HỆ VỀ TÀI SẢN, NGHĨA VỤ VÀ HỢP ĐỒNG GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?
    Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật thừa nhận quan hệ hôn nhân. Vậy khi không sinh sống với nhau nữa, các quan hệ về tài sản, nghĩa vụ, hợp đồng giữa hai người sẽ được giải quyết như thế nào?
    THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN?
    Vợ chồng chung sống với nhau có thể thỏa thuận chia tài sản chung, sau khi chia tài sản chung sẽ trở thành tài sản riêng của mỗi người, tuy nhiên thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung này là khi nào?
    HẬU QUẢ CỦA VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN?
    Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm thay đổi chế độ tài sản giữa vợ và chồng. Chế độ tài sản ở đây vẫn là chế độ tài sản theo luật định, chỉ thay đổi hình thức sở hữu từ chung sang riêng đối với những tài sản nhất định. Những tài sản còn lại không nằm trong thỏa thuận vẫn thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
    NHỮNG THỜI ĐIỂM CHẤM DỨT QUAN HỆ HÔN NHÂN?
    Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, có hai thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân đó là thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân khi ly hôn và thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân do vợ, chồng chết hoặc một bên bị Tòa án tuyên bố là đã chết.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 88 | Hôm nay: 602 | Tổng: 385450
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger