NGƯỜI VAY TIỀN BỎ ĐI KHỎI NƠI CƯ TRÚ, LIỆU CÓ KIỆN ĐÒI TÀI SẢN ĐƯỢC KHÔNG?

0909 642 658 - 0939 858 898
NGƯỜI VAY TIỀN BỎ ĐI KHỎI NƠI CƯ TRÚ, LIỆU CÓ KIỆN ĐÒI TÀI SẢN ĐƯỢC KHÔNG?

            Hiện nay có rất nhiều trường hợp bên vay tiền sau một thời gian vay tiền không có khả năng trả nợ theo những gì đã thỏa thuận với bên cho vay hoặc là cố tình trốn tránh không muốn trả nợ nên đã bỏ đi khỏi nơi cư trú. Việc bên vay tiền bỏ đi khỏi nơi cư trú, thay đổi nơi ở mà không báo lại với bên cho vay khiến bên cho vay rơi vào tình thế khốn cùng vì không biết bên vay tiền hiện giờ đang ở đâu để đòi lại tiền. Và không biết liệu có thể khởi kiện ra Tòa án để đòi lại tiền được hay không? 

           Căn cứ vào Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: "Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định" và tại Khoản 1 Điều 466 quy định thì: "Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".

            Như vậy, đến hạn trả nợ mà bên vay không trả hoặc không trả đủ số tiền đã vay là đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ của bên vay theo sự thỏa thuận của hai bên trong Hợp đồng vay tiền/ Giấy vay tiền. Do đó, Bên cho vay tiền có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp đặt ra, sau khi cho vay tiền bên vay tiền không còn ở địa chỉ tại thời điểm vay tiền mà bỏ đi đến một nơi khác ở, hoàn toàn không thông báo cho bên cho vay biết thì có khởi kiện được hay không?

    (Ảnh minh họa - Nguồn internet)

            Theo khoản 2 Điều 5 của Nghị Quyết số: 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án tại điểm d Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án (sau đây gọi tắt là: Nghị quyết số: 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao), quy định: Người khởi kiện đã cung cấp địa chỉ “nơi cư trú, làm việc, hoặc nơi có trụ sở” của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cho Tòa án theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn tại khoản 1 Điều này tại thời điểm nộp đơn khởi kiện mà được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh rằng đó là địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì được coi là đã ghi đúng địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

            Tại Khoản 3 Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nơi cư trú của cá nhân như sau: "Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới."

           Như vậy trong trường hợp bên vay tiền cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay nên không cung cấp địa chỉ nơi cư trú mới cho bên cho vay thì bên cho vay tiền hoàn toàn có thể căn cứ vào địa chỉ ghi trong Hợp đồng vay tiền/Giấy vay tiền để khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp này Tòa án phải nhận đơn và thụ lý theo thủ tục chung. Như vậy, mặc dù bên vay tiền đã bỏ đi nơi khác nhưng bên cho vay hoàn toàn có thể căn cứ vào địa chỉ ghi trong Hợp đồng vay tiền/Giấy vay tiền mà bên vay tiền cung cấp tại thời điểm vay để khởi kiện đòi lại tài sản theo đúng quy định của pháp luật.

     



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    KHÔNG NÊN NHẦM LẪN GIỮA HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN VÀ GIẤY ỦY QUYỀN?
    Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền là hai hình thức ủy quyền có nhiều điểm khác biệt cả về tính chất và hệ quả pháp lý
    QUYỀN THAY ĐỔI, BỔ SUNG YÊU CẦU KHỞI KIỆN CỦA NGUYÊN ĐƠN ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
    “Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự” được xác định là một trong những nguyên tắc có tính cơ bản của BLTTDS
    HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN CÓ BẮT BUỘC PHẢI ĐƯỢC CÔNG CHỨNG HAY KHÔNG? TRƯỜNG HỢP CÁC CHỦ THỂ THỰC HIỆN VIỆC ỦY QUYỀN THÔNG QUA HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BẰNG LỜI NÓI TẠI TÒA ÁN THÌ CÓ ĐƯỢC CHẤP NHẬN HAY KHÔNG?
    Ủy quyền được hiểu là việc cá nhân, pháp nhân cho phép 1 cá nhân, pháp nhân khác thay mặt mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật, và vẫn phải chịu trách nhiệm về việc cho phép đó.
    VIỆC ỦY QUYỀN CÓ THỂ ĐƯỢC HÌNH THÀNH BẰNG NHỮNG PHƯƠNG THỨC NÀO?
    Ủy quyền được hiểu là việc cá nhân, pháp nhân cho phép 1 cá nhân, pháp nhân khác thay mặt mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật, và vẫn phải chịu trách nhiệm về việc cho phép đó
    LIỆU CÓ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG KHI BỊ MẤT XE MÀ KHÔNG CÓ VÉ GIỮ XE KHÔNG?
    Việc giao kèo miệng hoặc hành vi cụ thể cũng được xem là giữa bên giữ xe và bên gửi xe đã xác lập một giao dịch dân sự. Do đó, khi không may xảy ra việc mất xe, người gửi xe có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 31 | Hôm nay: 488 | Tổng: 385336
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger