NGƯỜI VAY TIỀN BỎ ĐI KHỎI NƠI CƯ TRÚ, LIỆU CÓ KIỆN ĐÒI TÀI SẢN ĐƯỢC KHÔNG?

0909 642 658 - 0939 858 898
NGƯỜI VAY TIỀN BỎ ĐI KHỎI NƠI CƯ TRÚ, LIỆU CÓ KIỆN ĐÒI TÀI SẢN ĐƯỢC KHÔNG?

            Hiện nay có rất nhiều trường hợp bên vay tiền sau một thời gian vay tiền không có khả năng trả nợ theo những gì đã thỏa thuận với bên cho vay hoặc là cố tình trốn tránh không muốn trả nợ nên đã bỏ đi khỏi nơi cư trú. Việc bên vay tiền bỏ đi khỏi nơi cư trú, thay đổi nơi ở mà không báo lại với bên cho vay khiến bên cho vay rơi vào tình thế khốn cùng vì không biết bên vay tiền hiện giờ đang ở đâu để đòi lại tiền. Và không biết liệu có thể khởi kiện ra Tòa án để đòi lại tiền được hay không? 

           Căn cứ vào Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: "Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định" và tại Khoản 1 Điều 466 quy định thì: "Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".

            Như vậy, đến hạn trả nợ mà bên vay không trả hoặc không trả đủ số tiền đã vay là đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ của bên vay theo sự thỏa thuận của hai bên trong Hợp đồng vay tiền/ Giấy vay tiền. Do đó, Bên cho vay tiền có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp đặt ra, sau khi cho vay tiền bên vay tiền không còn ở địa chỉ tại thời điểm vay tiền mà bỏ đi đến một nơi khác ở, hoàn toàn không thông báo cho bên cho vay biết thì có khởi kiện được hay không?

    (Ảnh minh họa - Nguồn internet)

            Theo khoản 2 Điều 5 của Nghị Quyết số: 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án tại điểm d Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án (sau đây gọi tắt là: Nghị quyết số: 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao), quy định: Người khởi kiện đã cung cấp địa chỉ “nơi cư trú, làm việc, hoặc nơi có trụ sở” của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cho Tòa án theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn tại khoản 1 Điều này tại thời điểm nộp đơn khởi kiện mà được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh rằng đó là địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì được coi là đã ghi đúng địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

            Tại Khoản 3 Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nơi cư trú của cá nhân như sau: "Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới."

           Như vậy trong trường hợp bên vay tiền cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay nên không cung cấp địa chỉ nơi cư trú mới cho bên cho vay thì bên cho vay tiền hoàn toàn có thể căn cứ vào địa chỉ ghi trong Hợp đồng vay tiền/Giấy vay tiền để khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp này Tòa án phải nhận đơn và thụ lý theo thủ tục chung. Như vậy, mặc dù bên vay tiền đã bỏ đi nơi khác nhưng bên cho vay hoàn toàn có thể căn cứ vào địa chỉ ghi trong Hợp đồng vay tiền/Giấy vay tiền mà bên vay tiền cung cấp tại thời điểm vay để khởi kiện đòi lại tài sản theo đúng quy định của pháp luật.

     



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐIỀU KIỆN TÁCH THỬA ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH?
    Trong quá trình thực hiện sử dụng, thực hiện giao dịch về đất ở, hầu hết mọi người đều rất quan tâm đến việc tách thửa đất ở. Vậy, điều kiện tách thửa đất ở là như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới để được giải đáp thắc mắc.
    THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ THEO DI CHÚC
    Pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền tự định đoạt của cá nhân với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản của họ. Vì vậy, trước khi chết họ có quyền định đoạt tài sản của mình cho ai theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc đã lập
    KHÔNG ĐĂNG KÝ TẠM TRÚ CÓ BỊ XỬ PHẠT KHÔNG?
    Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
    LẬP DI CHÚC MIỆNG CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
    Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 di chúc phải được lập thành văn bản, người để lại di chúc chỉ được lập di chúc miệng khi rơi vào các hoàn cảnh như tai nạn, bị cái chết đe dọa,... mà không thể lập di chúc bằng văn bản nhưng có nguyện vọng để lại di sản cho những người thừa kế.
    VÌ SAO TIKTOKER NỜ Ô NÔ BỊ XỬ PHẠT 7,5 TRIỆU ĐỒNG?
    Ngày 29/11/2022 Tiktoker Nờ Ô Nô bị Chánh Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh lập Biên bản vi phạm hành chính và ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt là 7,5 triệu đồng.
    BỊ DÍNH NỢ XẤU CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG? CÁCH XÓA NỢ XẤU NHƯ THẾ NÀO?
    Không phải ai vay tiền cũng có khả năng chi trả đúng thời hạn như đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng đã ký, dẫn đến khoản vay đó sẽ chuyển thành “nợ xấu”. Khi bị ghi “nợ xấu” trên hệ thống CIC thì người vay sẽ phải gánh chịu những bất lợi sau này.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 55 | Hôm nay: 1609 | Tổng: 384730
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger