NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT LIÊN QUAN ĐẾN THỪA KẾ THẾ VỊ?

0909 642 658 - 0939 858 898
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT LIÊN QUAN ĐẾN THỪA KẾ THẾ VỊ?

         1. Thừa kế thế vị là gì?

         Trước hết, cần phải hiểu thừa kế chính là việc tài sản thuộc sở hữu của người chết được giao lại cho những người còn sống qua sự định đoạt của chính họ bằng di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

          Bộ luật dân sự (sau đây được viết tắt là BLDS) năm 2015 không nêu rõ khái niệm thừa kế theo di chúc là gì mà chỉ quy định khái niệm di chúc tại Điều 624 là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Vậy có thể hiểu Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống theo quyết định của người để lại di sản trước khi chết thể hiện qua di chúc. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào người để lại di sản chết cũng để lại di chúc hoặc di chúc do người này lập ra là hợp pháp.

             Còn thừa kế thế vị, theo nghĩa Hán – Việt thì “thế – nghĩa là thay thế”, “vị – nghĩ là ngôi vị, vị trí”. Như vậy, thừa kế thế vị nghĩa là thay thế một ai đó để được hưởng phần di sản mà đáng lẽ người trước đó được hưởng. Đặt trong mối quan hệ pháp luật về thừa kế, thừa kế thế vị chỉ có thể là một dạng của thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc. Điều 652 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”, chúng ta còn nhận thấy rằng, thừa kế thế vị tuy không dịch chuyển theo hàng thừa kế nhưng lại theo trình tự nhất định khi người nhận di sản thế vị thoả mãn một số điều kiện cụ thể. 

           Từ đó có thể thấy, thừa kế thế vị là một trường hợp đặc thù của thừa kế theo pháp luật, thừa kế thế vị chính là việc người để lại di sản và con hoặc cháu (người được nhận di sản sau khi người để lại di sản chết) của người đó chết trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thì quyền thừa kế phần di sản đó sẽ được chuyển cho cháu hoặc chắt của người để lại di sản.

           2. Điều kiện hưởng thừa kế thế vị

          Thừa kế thế vị thực chất là mối quan hệ giữa người được thế vị (người con của người chết để lại di sản) và người thế vị (cháu, chắt của người chết để lại di sản thừa kế) đối với tài sản mà của người chết để lại. Do đó, trường hợp thừa kế thế vị sẽ phát sinh khi có các điều kiện sau:

           Thứ nhất, người được thế vị phải là người con có đủ điều kiện hưởng thừa kế của người đã chết Theo quy định tại Điều 651 BLDS năm 2015, con đẻ, con nuôi là một trong nhưng đối tượng được ưu tiên đầu tiên hưởng thừa kế. Tuy nhiên, luật cũng quy định một số trường hợp họ không được quyền hưởng di sản tại Điều 621 BLDS năm 2015, do đó nếu người con đã chết cùng lúc với bố, mẹ thuộc những trường hợp này thì những người thế vị của họ cũng sẽ không được hưởng di sản thừa kế, trong các trường hợp sau:

           + Ngược đãi, hành hạ, làm người để lại di sản bị chết hoặc tổn hại sức khỏe hoặc xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự đã bị kết án.  

           + Không thực hiện việc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản đúng với nghĩa vụ mà người con phải thực hiện. 

            + Cố ý thực hiện hành vi nhằm giết người thừa kế khác để hưởng di sản. 

           + Có những hành vi làm cho người để lại di chúc không lập được di chúc hoặc làm di chúc không đúng ý chí của người để lại di sản nhằm hưởng di sản của họ. 

           Thứ hai, những người thừa kế thế vị phải là người có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người thế vị luôn ở vị trí đời sau, tức là chỉ có con thế vị cha, mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ chứ không xảy ra trường hợp cha, mẹ thế vị con để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ.

            Thứ ba, Con của người để lại di sản thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (cháu được thừa kế thế vị); cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (chắt được thừa kế thế vị). Bởi trường hợp nếu người con này chết sau sẽ đặt ra vấn đề quyền thừa kế của người con này đối với di sản của người chết vẫn được công nhận. Do đó, khi người để lại di sản này chết đi, các con hoặc cháu nội, ngoại của người con này sẽ được thừa kế theo hàng thừa kế chứ không đặt ra vấn đề thế vị. Do vậy, thừa kế thế vị chỉ phát sinh khi người thừa kế của người chết đã chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Luật quy định điều này nhằm bảo đảm quyền lợi cho những người có dòng máu trực hệ với người chết. 

            Thứ tư, Thừa kế thế vị chỉ đặt ra khi hàng thừa kế thứ nhất của người đã chết vẫn còn những người khác. Theo quy định của BLDS năm 2015, khi người chết để lại di sản thừa kế nhưng không có di chúc thì cha, mẹ, vợ, con của họ sẽ là hàng thừa kế thứ nhất được hưởng. Khi những người này không có ai còn sống thì những người ở hàng thừa kế thứ hai sẽ được hưởng. Do vậy, thừa kế thế vị chỉ phát sinh khi ở hàng thừa kế thứ nhất của người chết vẫn đang có người còn sống.

            Thứ năm, khi còn sống, người cha hoặc mẹ của người được thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết (nếu bị tước hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì con hoặc cháu của những người này không thể thế vị).

             3. Thừa kế thế vị áp dụng trong trường hợp nào?

           Thừa kế thế vị áp dụng trong trường hợp cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà để lại.

            Tại Điều 652 BLDS năm 2015 có quy định: Nếu người con của người để lại di sản đã chết từ trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thì cháu của họ sẽ thay thế vị trí của bố, mẹ để hưởng phần di sản mà họ để lại. Như vậy, những người đứng ở hàng cháu của người để lại di sản sẽ đóng vai trò thay cho bố hoặc mẹ của họ để hưởng thừa kế mà ông, bà (nội, ngoại) của họ để lại. Quan hệ này được hình thành trên cơ sở mối quan hệ huyết thống, do đó cả con trong giá thú hay ngoài giá thú đều có quyền được thừa hưởng theo quy định này.

            Ngoài ra, theo quy định tại Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng ghi nhận về việc giữa con nuôi và cha mẹ nuôi cũng đều được thừa hưởng di sản thừa kế của nhau và tồn tại thừa kế thế vị nếu như đủ điều kiện. Điều này cho thấy, ngoài mối quan hệ huyết thống, con nuôi cũng là trường hợp được ghi nhận trong thừa kế thế vị nhằm đảm bảo quyền thừa kế cho họ.

            Bên cạnh đó, pháp luật cũng đã mở rộng thêm về việc áp dụng thừa kế thế vị ngay cả trong trường hợp con riêng cũng có thể được hưởng thừa kế theo thế vị nếu giữa họ và cha dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng với nhau như cha con hoặc mẹ con. (Theo quy định tại Điều 654 BLDS năm 2015).

            Có thể thấy những trường hợp này không chỉ đảm bảo quyền thừa kế cho những người này mà còn thể hiện giá trị đạo lý, nhân văn sâu sắc.

            Thừa kế thế vị áp dụng đối với trường hợp hàng chắt thế vị cho cha hoặc mẹ của chắt để hưởng di sản thừa kế của cụ để lại. 

             Theo quy định tại Điều 652 BLDS năm 2015, những người đứng hàng chắt sẽ được hưởng phần di sản thừa kế mà cha hay mẹ của họ sẽ được hưởng từ di sản của cụ để lại bằng tư cách thế vị nếu cha hay mẹ của họ đã chết trước hoặc cùng thời điểm với người cụ này, cụ thể như sau:

           + Trường hợp ông, bà nội và cha (hoặc ông, bà ngoại và mẹ) đều chết trước người cụ đã để lại đi sản.

           + Trường hợp ông, bà nội và cha (hoặc ông, bà ngoại và mẹ) đều chết cùng lúc với người cụ để lại di sản.

            Như vậy, quan hệ thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo trình tự hàng nhưng hàng thừa kế lại là căn cứ để xác định quan hệ thừa kế thế vị. Thừa kế thế vị chỉ phát sinh từ thừa kế theo pháp luật mà không phát sinh từ thừa kế theo di chúc. Nếu cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà hoặc cụ thì phần di chúc định đoạt tài sản cho cha, mẹ (nếu có di chúc) sẽ vô hiệu. Phần di sản đó được chia theo pháp luật và lúc này cháu (chắt) mới được hưởng thừa kế thế vị.

          DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

          1. Bộ luật Dân sự năm 2015;

          2. Ths. Đoàn Thị Ngọc Hải, “Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự”;

          3. Trang Quỳnh, “Bản án về thừa kế thế vị như thế nào?”;



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    HƯỚNG DẪN KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH SOẠN ĐƠN ĐỀ NGHỊ XEM XÉT LẠI THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM
    Giám đốc thẩm: là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này.
    THẾ NÀO LÀ KIẾN NGHỊ? HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN KIẾN NGHỊ?
    Khi người dân có vấn đề gì cần trình bày, cần ý kiến, cần cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết thì có thể viết/soạn đơn kiển nghị và gửi đến cơ quan đó để được xem xét giải quyết
    HƯỚNG DẪN KHỞI KIỆN VÀ HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN KHỞI KIỆN
    Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp phạm của mình bị xâm phạm thì có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
    HƯỚNG DẪN KHÁNG CÁO VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN KHÁNG CÁO TRONG DÂN SỰ
    Khi đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự,… không đồng ý với một phần hoặc toàn bộ quyết định trong bản án của Tòa án thì có quyền kháng cáo một phần hoặc toàn bộ bản bản của Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên án.
    NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI SỔ HỘ KHẨU GIẤY BỊ “KHAI TỬ”
      Theo khoản 3 Điều 38 của Luật Cư trú 2020, từ ngày 1-1-2023, toàn bộ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy sẽ không còn giá trị sử dụng. Do đó, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp sẽ chỉ còn được sử dụng đến ngày 31-12-2022.
    LÝ LỊCH TƯ PHÁP LÀ GÌ? LÝ LỊCH TƯ PHÁP ĐỂ LÀM GÌ VÀ XIN CẤP Ở ĐÂU?
    Lý lịch tư pháp được hiểu là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 38 | Hôm nay: 1118 | Tổng: 384239
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger