THẨM QUYỀN RIÊNG BIỆT CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM TRONG NHỮNG VỤ ÁN DÂN SỰ?

0909 642 658 - 0939 858 898
THẨM QUYỀN RIÊNG BIỆT CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM TRONG NHỮNG VỤ ÁN DÂN SỰ?

            – Thẩm quyền tài phán riêng biệt của Tòa án một Quốc gia là trường hợp quốc gia sở tại tuyên bố chỉ có Tòa án nước đó mới có thẩm quyền xét xử đối với những vụ việc nhất định. Nếu Tòa án nước khác vẫn tiến hành xét xử đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt, hậu quả là bản án, quyết định được tuyên bởi tòa án nước khác sẽ không được công nhận và thi hành trên lãnh thổ nước sở tại. Trong trường hợp này, kể cả bên chủ thể thỏa thuận Tòa án nước khác thì về nguyên tắc, Tòa án nước đó cũng cần phải từ chối thụ lý vụ việc để tôn trọng thẩm quyền xét xử riêng biệt của quốc gia sở tại.

            – Khoản 1 Điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam trong những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:

           a) Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;

           b) Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;

           c) Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHẢI TỪ CHỐI HOẶC THAY ĐỔI NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG?
    Theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
    CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG DÂN SỰ, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG DÂN SỰ?
    Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự, những người tiến hành tố tụng dân sự được quy định tại Điều 46 Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:
    CHUYỂN VỤ VIỆC DÂN SỰ CHO TÒA ÁN KHÁC ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
    Trong trường hợp vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý.
    GỬI XE KHÔNG CÓ PHIẾU GIỮ XE KHI MẤT BÊN GIỮ XE CÓ PHẢI BỒI THƯỜNG?
    “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.”
    THỜI HẠN SỬ DỤNG CHỨNG MINH NHÂN DÂN, CĂN CƯỚC CÔNG DÂN?
    – Theo quy định tại mục 4, phần I của Thông tư số 04/1999/TT-BCA ngày 29/4/1999 của Bộ Công an hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/1999/NĐ – CP ngày 3/2/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân có quy định:
    NHỮNG TÌNH TIẾT SỰ KIỆN KHÔNG PHẢI CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ?
    Theo Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh gồm có:

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 33 | Hôm nay: 86 | Tổng: 386494
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger