THẾ CHẤP ĐẤT MÀ KHÔNG THẾ CHẤP NHÀ THÌ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM NHƯ THẾ NÀO?

0909 642 658 - 0939 858 898
THẾ CHẤP ĐẤT MÀ KHÔNG THẾ CHẤP NHÀ THÌ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM NHƯ THẾ NÀO?

             Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

             Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền trên đất thì khi xử lý tài sản bảo đảm có hai trường hợp xảy ra:

             - Trường hợp 1: Người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất

              Căn cứ theo khoản 1 Điều 325 Bộ Luật Dân sự 2015:

            “1. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

          Như vậy nếu bạn được xác định là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Ngân hàng có quyền khởi kiện và cơ quan thi hành án có quyền kê biên cả tài sản gắn liền với đất là căn nhà của bạn để xử lý theo đúng quy định pháp luật.

            - Trường hợp 2: Người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất

              Căn cứ theo khoản 2 Điều 325 Bộ Luật Dân sự 2015:

             “2. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

            Như vậy nếu bạn được xác định không phải chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì cơ quan thi hành án không có quyền kê biên tài sản gắn liền với đất là căn nhà.

           Từ phân tích trên có thể thấy rằng tùy vào từng trường hợp mà sẽ có hướng xử lý khác nhau đối với tài sản bảo đảm khi thế chấp quyền sử dụng đất nhưng không thế chấp tài sản gắn liền với đất.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    LẬP VI BẰNG LÀ GÌ?
    Lập vi bằng có thể được hiểu là văn bản do người có thẩm quyền công nhận hay ghi lại những sự việc quan trọng, những hành vi được sử dụng làm bằng chứng tại những vụ việc liên quan đến xét xử hoặc là những sự kiện mang tính pháp lý.
    ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 SO VỚI BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM  2005 VỀ VAI TRÒ CỦA IM LẶNG TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG?
    Theo Khoản 2 Điều 404 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự thì: “2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.”
    VÌ SAO THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN LÀ CĂN CỨ PHÁT SINH NGHĨA VỤ  DÂN SỰ?
    Nghĩa vụ dân sự phát sinh khi có sự kiện pháp lý mà pháp luật dự liệu xảy ra dẫn tới một hậu quả pháp lý nhất định.
    THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI?
    Theo quy định tại Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định căn cứ để xác định “yếu tố nước ngoài” trong các quan hệ dân sự là:
    CÓ PHẢI TẤT CẢ CÁC QUAN HỆ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ĐỀU THUỘC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU  CHỈNH CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ?
    Không phải các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế mà chỉ có các quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài mới thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế, cụ thể gồm:
    THẾ NÀO LÀ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN?
    Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người tự ý, tự nguyện thực hiện công việc của người khác, vì lợi ích của người khác mà không dựa trên cơ sở hợp đồng thực hiện công việc đó hoặc do pháp luật quy định.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 61 | Hôm nay: 695 | Tổng: 387127
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger