THẾ NÀO LÀ QUYỀN MIỄN TRỪ TƯ PHÁP?

0909 642 658 - 0939 858 898
THẾ NÀO LÀ QUYỀN MIỄN TRỪ TƯ PHÁP?

           – Khi tham gia vào quan hệ Tư pháp quốc tế, quốc gia được hưởng các quyền miễn trừ trong đó quan trọng nhất là quyền miễn trừ tư pháp và miễn trừ đối với tài sản của quốc gia, gọi chung là quyền miễn trừ của quốc gia. Theo đó, quyền miễn trừ tư pháp bao gồm:

            + Miễn trừ xét xử ở bất cứ Tòa án nào.

           + Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo đơn kiện, nếu quốc gia đồng ý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện mình, tức là đồng ý cho Tòa án nước ngoài xét xử vụ kiện mà quốc gia là bị đơn.

           + Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo thi hành quyết định của Tòa án trong trường hợp quốc gia không đồng ý cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện, đồng ý cho Tòa án xét xử.

           Thứ nhất, Miễn trừ xét xử tại bất cứ Tòa án nào được hiểu là nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không có một Tòa án nước ngoài nào có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ kiện mà quốc gia là bị đơn. Các tranh chấp liên quan đến quốc gia phải được giải quyết bằng con đường thương lượng trực tiếp hoặc bằng con đường ngoại giao, trừ khi quốc gia từ bỏ quyền này.

          Thứ hai, Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo đơn kiện, nếu quốc gia đồng ý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện mình, tức là đồng ý cho Tòa án nước ngoài xét xử vụ kiện mà quốc gia là bị đơn. Nội dung của quyền này thể hiện trong trường hợp nếu một quốc gia đồng ý để tòa án nước ngoài thụ lý, giải quyết một vụ tranh chấp mà quốc gia là một bên tham gia thì tòa án nước ngoài đó được quyền xét xử nhưng tòa án không được áp dụng bất cứ một biện pháp cưỡng chế nào như bắt giữ, tịch thu tài sản của quốc gia để phục vụ cho việc xét xử. Tòa án chỉ được áp dụng các biện pháp này nếu được quốc gia cho phép. Điều 18 Công ước của LHQ về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia quy định: “Không có biện pháp cưỡng chế tiền tố tụng nào như tịch thu, chiếm giữ tài sản trái pháp luật của quốc gia được áp dụng trong một vụ kiện trước một tòa án nước ngoài…”.

              Thứ ba, Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo thi hành quyết định của Tòa án trong trường hợp quốc gia không đồng ý cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện, đồng ý cho Tòa án xét xử. Trong trường hợp quốc gia đồng ý cho một Tòa án nước ngoài giải quyết một tranh chấp mà quốc gia là một bên tham gia và nếu quốc gia là bên thua kiện thì bản án của Tòa án nước ngoài đó cũng phải được quốc gia tự nguyện thi hành. Nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế như bắt giữ, tịch thu tài sản của quốc gia nhằm cưỡng chế thi hành bản án đó. Ngay cả khi quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ xét xử thì quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành phán quyết của tòa án vẫn phải được tôn trọng. Điều 19 Công ước của LHQ về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia quy định: “Không có biện pháp cưỡng chế nào sau khi có phán quyết của tòa án như tịch thu, bắt giữ tài sản trái pháp luật của quốc gia được áp dụng trong một vụ kiện trước một tòa án nước ngoài…”



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    NHỮNG TÌNH TIẾT, SỰ KIỆN KHÔNG PHẢI CHỨNG MINH?
    Theo quy định tại Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì:
    QUYỀN YÊU CẦU PHẢN TỐ CỦA BỊ ĐƠN
    Yêu cầu phản tố là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự. Y
    NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
    Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự là hai yếu tố cấu thành năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.
    XÁC ĐỊNH NGƯỜI CÓ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LIÊN QUAN TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ
    Người có quyền và nghĩa vụ liên quan được quy định tại khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:
    XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH NGUYÊN ĐƠN TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ
    Nguyên đơn trong vụ án dân sự được quy định tại khoản 2 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 59 | Hôm nay: 163 | Tổng: 386622
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger