THẾ NÀO LÀ QUYỀN MIỄN TRỪ TƯ PHÁP?

0909 642 658 - 0939 858 898
THẾ NÀO LÀ QUYỀN MIỄN TRỪ TƯ PHÁP?

           – Khi tham gia vào quan hệ Tư pháp quốc tế, quốc gia được hưởng các quyền miễn trừ trong đó quan trọng nhất là quyền miễn trừ tư pháp và miễn trừ đối với tài sản của quốc gia, gọi chung là quyền miễn trừ của quốc gia. Theo đó, quyền miễn trừ tư pháp bao gồm:

            + Miễn trừ xét xử ở bất cứ Tòa án nào.

           + Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo đơn kiện, nếu quốc gia đồng ý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện mình, tức là đồng ý cho Tòa án nước ngoài xét xử vụ kiện mà quốc gia là bị đơn.

           + Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo thi hành quyết định của Tòa án trong trường hợp quốc gia không đồng ý cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện, đồng ý cho Tòa án xét xử.

           Thứ nhất, Miễn trừ xét xử tại bất cứ Tòa án nào được hiểu là nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không có một Tòa án nước ngoài nào có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ kiện mà quốc gia là bị đơn. Các tranh chấp liên quan đến quốc gia phải được giải quyết bằng con đường thương lượng trực tiếp hoặc bằng con đường ngoại giao, trừ khi quốc gia từ bỏ quyền này.

          Thứ hai, Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo đơn kiện, nếu quốc gia đồng ý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện mình, tức là đồng ý cho Tòa án nước ngoài xét xử vụ kiện mà quốc gia là bị đơn. Nội dung của quyền này thể hiện trong trường hợp nếu một quốc gia đồng ý để tòa án nước ngoài thụ lý, giải quyết một vụ tranh chấp mà quốc gia là một bên tham gia thì tòa án nước ngoài đó được quyền xét xử nhưng tòa án không được áp dụng bất cứ một biện pháp cưỡng chế nào như bắt giữ, tịch thu tài sản của quốc gia để phục vụ cho việc xét xử. Tòa án chỉ được áp dụng các biện pháp này nếu được quốc gia cho phép. Điều 18 Công ước của LHQ về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia quy định: “Không có biện pháp cưỡng chế tiền tố tụng nào như tịch thu, chiếm giữ tài sản trái pháp luật của quốc gia được áp dụng trong một vụ kiện trước một tòa án nước ngoài…”.

              Thứ ba, Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo thi hành quyết định của Tòa án trong trường hợp quốc gia không đồng ý cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện, đồng ý cho Tòa án xét xử. Trong trường hợp quốc gia đồng ý cho một Tòa án nước ngoài giải quyết một tranh chấp mà quốc gia là một bên tham gia và nếu quốc gia là bên thua kiện thì bản án của Tòa án nước ngoài đó cũng phải được quốc gia tự nguyện thi hành. Nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế như bắt giữ, tịch thu tài sản của quốc gia nhằm cưỡng chế thi hành bản án đó. Ngay cả khi quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ xét xử thì quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành phán quyết của tòa án vẫn phải được tôn trọng. Điều 19 Công ước của LHQ về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia quy định: “Không có biện pháp cưỡng chế nào sau khi có phán quyết của tòa án như tịch thu, bắt giữ tài sản trái pháp luật của quốc gia được áp dụng trong một vụ kiện trước một tòa án nước ngoài…”



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐIỀU KIỆN TÁCH THỬA ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH?
    Trong quá trình thực hiện sử dụng, thực hiện giao dịch về đất ở, hầu hết mọi người đều rất quan tâm đến việc tách thửa đất ở. Vậy, điều kiện tách thửa đất ở là như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới để được giải đáp thắc mắc.
    THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ THEO DI CHÚC
    Pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền tự định đoạt của cá nhân với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản của họ. Vì vậy, trước khi chết họ có quyền định đoạt tài sản của mình cho ai theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc đã lập
    KHÔNG ĐĂNG KÝ TẠM TRÚ CÓ BỊ XỬ PHẠT KHÔNG?
    Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
    LẬP DI CHÚC MIỆNG CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
    Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 di chúc phải được lập thành văn bản, người để lại di chúc chỉ được lập di chúc miệng khi rơi vào các hoàn cảnh như tai nạn, bị cái chết đe dọa,... mà không thể lập di chúc bằng văn bản nhưng có nguyện vọng để lại di sản cho những người thừa kế.
    VÌ SAO TIKTOKER NỜ Ô NÔ BỊ XỬ PHẠT 7,5 TRIỆU ĐỒNG?
    Ngày 29/11/2022 Tiktoker Nờ Ô Nô bị Chánh Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh lập Biên bản vi phạm hành chính và ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt là 7,5 triệu đồng.
    BỊ DÍNH NỢ XẤU CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG? CÁCH XÓA NỢ XẤU NHƯ THẾ NÀO?
    Không phải ai vay tiền cũng có khả năng chi trả đúng thời hạn như đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng đã ký, dẫn đến khoản vay đó sẽ chuyển thành “nợ xấu”. Khi bị ghi “nợ xấu” trên hệ thống CIC thì người vay sẽ phải gánh chịu những bất lợi sau này.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 42 | Hôm nay: 1064 | Tổng: 385912
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger