THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI 2005

0909 642 658 - 0939 858 898
THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI 2005

             Thời điểm chuyển rủi ro được xác định tùy vào từng trường hợp cụ thể quy định từ điều 57 đến điều 61 Luật Thương mại 2005:

              1. Chuyển rủi ro trong các trường hợp có địa điểm giao hàng xác định

            Theo quy định tại Điều 57 LTM 2005 thì: "Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá."

           Như vậy nếu như các bên không có thỏa thuận thì thời điểm chuyển rủi ro là thời điểm hàng hóa đã được giao cho bên mua hoặc được bên mua ủy quyền đã nhận hàng hóa tại địa điểm đó.

           2. Chuyển rủi ro trong các trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định

         Theo quy định tại Điều 58 LTM 2005 thì: "Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên."

          Như vậy, nếu các bên không có thỏa thuận thì thời điểm chuyển rủi ro là thời điểm hàng hóa được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

          3. Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển

       Theo quy định tại Điều 59 LTM 2005 thì: "Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    1. Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
    2. Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua"

          Như vậy, nếu các bên không có thỏa thuận thì thời điểm chuyển rủi ro là khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa hoặc khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua.

           4. Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển

          Theo quy định tại Điều 60 LTM 2005 thì: "Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng."

          Như vậy trong trường hợp này nếu các bên không có thỏa thuận thì thời điểm chuyển rủi ro là thời điểm giao kết hợp đồng.

            5. Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác

           Theo quy định tại Điều 61 LTM 2005 thì: "Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:

    1. Trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Luật này thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;
    2. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác."

           Như vậy, đối với các trường hợp khác thì thời điểm chuyển rủi ro là khi hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng. Còn trong trường hợp hàng hóa không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, bên mua không được thông báo hoặc không được xác định bằng bất kỳ hình thức nào khác thì lúc này rủi ro không được chuyển cho bên mua.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN LÀ GÌ?
    Hợp đồng quyền chọn là một trong hai hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Hợp đồng quyền chọn là một thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về một giao dịch tài sản cơ sở ở một mức giá xác định trước.
    MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ ĐƯỢC THỰC HIỆN QUA CÁC HÌNH THỨC NÀO?
    Theo quy định tại Điều 27 Luật Thương mại 2005: “Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”.
    THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, THÀNH LẬP CHI  NHÁNH CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
    Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam
    ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỞ THÀNH THƯƠNG NHÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Thương Mại 2005: “1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 29 | Hôm nay: 1439 | Tổng: 384560
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger