THỜI HẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ CÁC LOẠI VỤ ÁN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ?

0909 642 658 - 0939 858 898
THỜI HẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ CÁC LOẠI VỤ ÁN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ?

            – Theo quy định tại khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì:

            Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

            a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

            b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

             Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

            – Đối với vụ án được đưa ra xét xử theo thủ tục rút gọn thì theo quy định tại khoản 1 Điều 318 Bộ luật Tố tụng dân sự: trong thời hạn không quá 01 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 195 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn và mở phiên tòa xét xử trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định.

           – Đối với vụ án có yếu tố nước ngoài thì theo quy định tại khoản 2 Điều 476 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Phiên hòa giải phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án.

           Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    NHỮNG TÌNH TIẾT, SỰ KIỆN KHÔNG PHẢI CHỨNG MINH?
    Theo quy định tại Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì:
    QUYỀN YÊU CẦU PHẢN TỐ CỦA BỊ ĐƠN
    Yêu cầu phản tố là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự. Y
    NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
    Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự là hai yếu tố cấu thành năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.
    XÁC ĐỊNH NGƯỜI CÓ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LIÊN QUAN TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ
    Người có quyền và nghĩa vụ liên quan được quy định tại khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:
    XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH NGUYÊN ĐƠN TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ
    Nguyên đơn trong vụ án dân sự được quy định tại khoản 2 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 82 | Hôm nay: 1106 | Tổng: 385954
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger