TIỀN TRÚNG VÉ SỐ LÀ TÀI SẢN CHUNG HAY TÀI SẢN RIÊNG

0909 642 658 - 0939 858 898
TIỀN TRÚNG VÉ SỐ LÀ TÀI SẢN CHUNG HAY TÀI SẢN RIÊNG

    Hiện nay có khá nhiều người thắc mắc về việc khi người vợ hoặc người chồng dùng tiền của mình mua vé số mà may mắn trúng thưởng thì tiền trúng thưởng này sẽ là tài sản riêng của người vợ hoặc chồng mua vé số hay là tài sản chung của vợ chồng? Để giải đáp thắc mắc này kính mời anh/chị và các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của CNClicense:

    Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định về tài sản chung vợ chồng và các khoản thu nhập được xem là thu nhập chung của vợ chồng hình thành trong thời kỳ hôn nhân như sau:

    Điều 33 Luật hôn nhân và Gia đình quy định về Tài sản chung của vợ chồng bao gồm:

    “1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

    2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

    3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

    Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định về thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân như sau:

    “1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.…..”

    Như vậy, theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình và các Nghị định hướng dẫn thi hành thì khoản tiền trúng số được xem là khoản thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân và là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Do đó về nguyên tắc khi vợ hoặc chồng trúng số thì chồng hoặc người vợ của họ sẽ được hưởng ½ khoản tiền trúng số theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình.

    Nếu Quý khách hàng có bất kỳ vấn đề gì cần tư vấn thì có thể comment trực tiếp dưới bài viết, inbox cho chúng tôi hoặc có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ kịp thời nhất.

    • Văn phòng 1: The Sun Avenue, 28 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Văn phòng 2 : 15/50 Đoàn Như Hài, phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Văn phòng 3: 1084 Lê Văn Lương, ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

    Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898

    Email: contact@cnccounsel.com -luatsucncvietnam@gmail.com



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 SO VỚI BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM  2005 VỀ VAI TRÒ CỦA IM LẶNG TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG?
    Theo Khoản 2 Điều 404 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự thì: “2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.”
    VÌ SAO THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN LÀ CĂN CỨ PHÁT SINH NGHĨA VỤ  DÂN SỰ?
    Nghĩa vụ dân sự phát sinh khi có sự kiện pháp lý mà pháp luật dự liệu xảy ra dẫn tới một hậu quả pháp lý nhất định.
    THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI?
    Theo quy định tại Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định căn cứ để xác định “yếu tố nước ngoài” trong các quan hệ dân sự là:
    CÓ PHẢI TẤT CẢ CÁC QUAN HỆ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ĐỀU THUỘC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU  CHỈNH CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ?
    Không phải các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế mà chỉ có các quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài mới thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế, cụ thể gồm:
    THẾ NÀO LÀ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN?
    Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người tự ý, tự nguyện thực hiện công việc của người khác, vì lợi ích của người khác mà không dựa trên cơ sở hợp đồng thực hiện công việc đó hoặc do pháp luật quy định.
    ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ
    Hiện nay theo quy định của BLDS 2015 có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lưu quyền sở hữu; Bảo lãnh; Tín chấp; Cầm giữ tài sản.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 36 | Hôm nay: 101 | Tổng: 388547
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger