TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ LẬP DI CHÚC ĐỂ LẠI TÀI SẢN LÀ ĐẤT ĐAI TRƯỚC NĂM 1990?

0909 642 658 - 0939 858 898
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ LẬP DI CHÚC ĐỂ LẠI TÀI SẢN LÀ ĐẤT ĐAI TRƯỚC NĂM 1990?

           Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi có câu hỏi muốn hỏi Luật sư liên quan đến vấn đề di chúc, mong luật sư giải đáp giúp tôi, nội dung sự việc tôi muốn hỏi như sau: Cha mẹ tôi có 3 người con là tôi tên N.V.M, em trai tôi là N.V.T và em gái tôi là N.T.T. Mẹ tôi mất ngày 24/7/1986, còn cha tôi mất ngày 20/6/1989. Khi cha tôi mất, cha tôi có làm di chúc để lại toàn bộ 12.000 m2 đất tại xã X, huyện Y, tỉnh Z cho tôi nên tôi đã đi kê khai và được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ đối với 12.000m2 đất này. Bản di chúc mà cha tôi để lại là bản di chúc đánh máy có chữ ký của hai người chứng kiến là T.V.C và Đ.N.H, là hai người hàng xóm gần nhà cha tôi. 

           Đến cuối năm 2020 em trai tôi là N.V.T đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế là 12.000 m2 đất vì cho rằng cha mẹ tôi mất không để lại di chúc. Vậy Luật sư cho tôi hỏi di chúc mà cha tôi để lại có hợp pháp không, và liệu có cơ sở nào để Tòa án buộc tôi phải phân chia tài sản cho em tôi không, vì ý chí của cha tôi là muốn để lại phần đất này cho tôi.

           Trả lời tư vấn: Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam, trường hợp của anh chúng tôi xin tư vấn như sau:

             Thứ nhất, trong vụ việc này để giải quyết vụ án anh phải cung cấp bản di chúc mà cha anh để lại cho Tòa án xem xét và đánh giá về tính hợp pháp của bản di chúc.

            Thứ hai, dựa vào những thông tin mà anh cung cấp chúng tôi đánh giá tính hợp pháp của bản di chúc như sau:

    Di chúc cha của anh để lại là di chúc đánh máy có chữ ký của 02 người chứng kiến là ông T.V.C và ông Đ.N.H là 02 người sống gần nhà cha mẹ anh.

           Đánh giá hiệu lực của bản di chúc:

           Cha của anh chết năm 1989 do đó thời điểm cha của anh lập di chúc là trước năm 1986. Do đó căn cứ theo Thông tư số 81/TANDTC hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế ngày 24/7/1981 để xác định hiệu lực của di chúc.

         Một là, xét về hình thức di chúc

          Di chúc này được đánh máy, không có xác nhận của chính quyền địa phương nhưng có 2 người làm chứng là ông C và ông H.  Như vậy về hình thức phù hợp với mục A Mục IV Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/7/1981.

         Hai là, xét về nội dung di chúc

           Cha của anh lập di chúc định đoạt toàn bộ 12.000mđất cho ông anh. Như vậy di sản thừa kế trong trường hợp này là đất. Theo quy định tại Khoản 1 Mục II của Thông tư số 81/TANDTC thì:

         “Theo Điều 19 và Điều 20 của Hiến pháp mới, đất đai thuộc sở hữu toàn dân.

           Đất đai (kể cả đất canh tác, đất ở, đất hương hỏa...) không thuộc quyền sở hữu riêng của công dân, nên không thể là di sản thừa kếNếu người đang sử dụng đất chết thì việc điều chỉnh quyền sử dụng phần diện tích đó sẽ do pháp luật về đất đai quy định. Cây cối và hoa mầu thuộc quyền sở hữu của người đã chết, vẫn thuộc di sản thừa kế.”

          Như vậy, trước năm 1990 đất đai không được xem là di sản thừa kế, vì vậy cha của anh để lại di sản thừa kế là đất đai là không phù hợp với quy định của pháp luật. Do đó bản di chúc thể hiện việc cha của anh để lại 12.000 m2 đất cho anh không có hiệu lực. 

          Từ những phân tích trên có thể thấy nếu bản di chúc mà anh cung cấp không có hiệu lực pháp luật  thì sẽ xem như cha mẹ anh chết không để lại di chúc. Do đó hoàn toàn có căn cứ để Tòa án  chấp nhận yêu cầu khởi kiện của em trai anh và sẽ phân chia di sản thừa kế cho anh và 2 em của anh theo quy định của pháp luật.

     



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    NGƯỜI SỬ DỤNG BAO LÌ XÌ IN HÌNH “SỔ ĐỎ”, “SỔ HỒNG” CÓ THỂ BỊ XỬ PHẠT LÊN TỚI 03 NĂM TÙ?
      Sử dụng bao lì xì in hình sổ hồng, sổ đỏ (như hình ảnh minh họa) có thể bị xử phạt lên tời 03 năm tù. Bởi vì như chúng ta có thể thấy trên mặt bao lì xì có in hình “Quốc huy” của Việt Nam, mà Quốc huy là một biểu tượng thiêng liêng của Nhà nước nên không thể in ấn sử dụng bừa bãi được.
    CON RIÊNG CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ CỦA CHA DƯỢNG, MẸ KẾ KHÔNG?
    Đối chiếu quy định về hàng thừa kế được nêu ở trên thì có thể nhận thấy rằng con riêng không thuộc đối tượng được hưởng thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp con riêng được hưởng thừa kế của cha dượng, mẹ kế.
    KHI NÀO ĐƯỢC SỬ DỤNG NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM?
    Hiện nay ở nước ta đang hạn chế sử dụng ngoại hối trong mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác. Tuy nhiên hiện nay vẫn có một số trường hợp được pháp luật cho phép sử dụng ngoại hối tại Việt Nam.
    CON NUÔI CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ CỦA CHA MẸ NUÔI NHƯ CON ĐẺ KHÔNG?
     Khi được cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, quan hệ con nuôi với cha mẹ nuôi mới chính thức được xác lập. Khi cha mẹ nuôi chết, con nuôi mới được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật như con đẻ.
    CÓ PHẢI GIẤY TỜ CÔNG CHỨNG CHỈ CÓ THỜI HẠN TRONG VÒNG 06 THÁNG?
    Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
    CÁC BƯỚC LÀM LẠI CĂN CƯỚC CÔNG DÂN KHI BỊ MẤT?
    Công dân có thể đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp lại thẻ CCCD bị mất qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 139 | Hôm nay: 1198 | Tổng: 384319
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger