TRẢ LỜI MỘT SỐ VƯỚNG MẮC LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ CHIA TÀI SẢN ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI SỐNG CHUNG NHƯ VỢ CHỒNG TRƯỚC NGÀY 03/01/1987

0909 642 658 - 0939 858 898
TRẢ LỜI MỘT SỐ VƯỚNG MẮC LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ CHIA TÀI SẢN ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI SỐNG CHUNG NHƯ VỢ CHỒNG TRƯỚC NGÀY 03/01/1987

        Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi đang có vướng mắc về vấn đề này mà không biết hỏi ai, mong luật sư tư vấn giúp tôi, tôi chân thành cảm ơn: Tôi và vợ tôi là bà N.T.H chung sống với nhau từ năm 1983 nhưng không có ra UBND xã đăng ký kết hôn. Vợ chồng tôi trong quá trình chung sống sinh được 3 người con: 2 trai và 1 con gái út sinh năm lần lượt là 1984 - 1986 -1993.

           Năm 1986, cha mẹ tôi cho tôi 1 căn nhà tại đường BĐ, Quận BT. Năm 1988 cha mẹ bà H cũng cho bà H một căn nhà tại đường trên.

          Vào năm 2010, tôi, bà H (vợ tôi), con trai đầu của tôi và ông K (anh ruột tôi) lập Công ty TNHH XDTM với số vốn pháp định là 6 tỷ (do ông K làm giám đốc), trong đó vốn góp gồm có của tôi, bà H, người con trai đầu của tôi và ông P. Nay do làm ăn thất bại, vợ chồng tôi thường xuyên phát sinh mâu thuẫn, không còn tiếng nói chung nên tôi muốn ly hôn với bà H. Tôi muốn hỏi Luật sư nếu tôi ly hôn với bà H thì tài sản trên sẽ được giải quyết như thế nào? Tôi muốn chia toàn bộ tài sản nêu trên để tôi tự mở công ty riêng, mong Luật sư giải đáp giúp thắc mắc của tôi.

           Trả lời tư vấn: Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đễn Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam, trường hợp của anh chúng tôi xin tư vấn như sau:

           Thứ nhất, anh và vợ anh là chị H bắt đầu chung sống với nhau từ năm 1983 (trước ngày 3/1/1987, ngày Luật Hôn nhân gia đình năm 1986 có hiệu lực). Nên căn cứ Điểm a Khoản 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 về việc thi hành Luật hôn nhân gia đình quy định: “Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”. Như vậy mặc dù anh và chị H không đăng ký kết hôn nhưng trường hợp này pháp luật vẫn công nhận anh/chị là vợ chồng hợp pháp, trường hợp này gọi là hôn nhân thực tế và theo quy định trên thì khi vợ chồng anh chị có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000Và thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng là ngày chung sống với nhau như vợ chồng, tức năm 1983.

    Thứ hai, Về vấn đề chia tài sản của vợ chồng

             - Đối với căn nhà mà cha mẹ anh đã cho anh vào năm 1986 thì đây được xem là tài sản chung của vợ chồng. Bởi vì lúc này tài chung của vợ chồng sẽ được xác định theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đinh năm 1959 (luật có hiệu lực tại thời điểm cho tài sản). Mà Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 không phân biệt tài sản chung tài sản riêng của vợ chồng. Tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định: "Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới." Như vậy mặc dù mẹ anh cho riêng anh căn nhà nhưng đây vẫn được xem là tài sản chung của vợ chồng và sẽ được chia đôi, mỗi người được hưởng 1/2 giá trị tài sản. Như vậy chị H sẽ được hưởng 1/2 tài sản này.

            - Đối với căn nhà mà cha mẹ chị H đã cho chị H thì sẽ là tài sản riêng của chị H. Bởi lúc này Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 (có hiệu lực vào ngày 03/1/1987) đã quy định về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, cho phép vợ/chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng và được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân vào khối tài sản chung của vợ chồng. Cụ thể Điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 quy định: "Đối với tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì người có tài sản đó có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng." Như vậy trong trường hợp này cha mẹ chị H cho riêng chị H và chị H không nhập vào khối tài sản chung nên đây vẫn là tài sản riêng của chị H, do đó anh không được chia phần tài sản này khi ly hôn.

            Thứ ba, đối với phần vốn góp thành lập công ty năm 2010 thì sẽ áp dụng các quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 để giải quyết

            Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì thành viên Công ty không được rút vốn ra khỏi Công ty dưới mọi hình thức. Như vậy, nếu anh muốn chia cả phần vốn góp của cả anh và chị H thì đầu tiên anh và chị H phải yêu cầu Công ty mua lại phần vốn góp của anh và chị H. Trường hợp nếu Công ty không thanh toán được phần vón góp được yêu cầu mua lại thì anh và chị H có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên công ty. Nếu như phần vốn góp được mua lại thì số tiền nhận được sẽ chia đôi theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

            Trên đây là phần tư vấn của Công ty chúng tôi, hy vọng sẽ giải đáp được phần nào những vướng mắc của anh, nếu còn chưa rõ vấn đề gì anh có thể liên hệ qua điện thoại hoặc đến trực tiếp Công ty của chúng tôi để được giải đáp rõ hơn. Thiết nghĩ anh và chị H đã sống chung với nhau gần 40 năm, một khoảng thời gian khá dài do đó hai vợ chồng vẫn nên ngồi lại nói chuyện với nhau để xem còn có thể hàn gắn tình cảm, tìm lại được tiếng nói chung được hay không? Nếu như sau khi nói chuyện với nhau mà anh/chị vẫn muốn ly hôn thì có thể nộp đơn đến Tòa án để giải quyết theo quy định của pháp luật.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    AI CÓ QUYỀN QUẢN LÝ TÀI SẢN RIÊNG CỦA CON?
    Việc quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con mất năng lực hành vi dân sự là rất quan trọng, đây là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm vì nhiều gia đình không dám để con cái tự quản lý tài sản riêng do chính con cái mình làm ra sợ con sử dụng tài sản riêng một cách không hợp lý hoặc khi con được người khác giám hộ thì liệu cha mẹ có được quyền quản lý tài sản riêng của con hay không?
    AI CÓ QUYỀN ĐINH ĐOẠT TÀI SẢN RIÊNG CỦA CON CHƯA THÀNH NIÊN VÀ CON ĐÃ THÀNH NIÊN NHƯNG BỊ MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ?
    Khi con có tài sản riêng, con được quyền sở hữu tài sản riêng đó, tuy nhiên không phải khi nào tài sản riêng thuộc sở hữu riêng của mình thì con cũng sẽ được quyền định đoạt tài sản riêng này.
    QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA NUÔI, MẸ NUÔI, CON NUÔI THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014?
    Có rất nhiều ý kiến xung quanh việc giữa cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi có quyền và nghĩa vụ giống như cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ hay không? Khi mà cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi không phải mối quan hệ huyết thống, ruột thịt.
    VIỆC TRÔNG NOM, CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, GIÁO DỤC CON CÁI SAU KHI LY HÔN THUỘC VỀ AI?
    Sau khi ly hôn, mối quan hệ giữa hai vợ chồng sẽ bị chấm dứt, hai người không còn là vợ chồng của nhau, tuy nhiên hai vợ chồng vẫn phải có nghĩa vụ với con cái nếu có con chung. Vậy thì sau khi ly hôn, bố mẹ có phải cấp dưỡng cho con không? Có được gặp con không?
    GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN LÀ GÌ? CÁC TRƯỜNG HỢP NÀO CẦN GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN?
    Giấy xác định tình trạng hôn nhân là giấy tờ xác định tình trạng của một cá nhân đã kết hôn hay chưa kết hôn hoặc đã ly hôn, vợ hoặc chồng đã chết. Hiện nay đây là một trong những giấy tờ quan trọng trong nhiều thủ tục pháp lý không thể thiếu, như là đăng ký kết hôn, mua bán đất đai, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, nhận nuôi con nuôi, đi lao động nước ngoài,… được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật chuyên ngành, cụ thể như:
    CÓ ĐƯỢC THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN HAY KHÔNG?
    Sau khi đã có bản án/quyết định của Tòa án về việc ly hôn, mối quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng chấm dứt, Tòa án sẽ chỉ định một trong hai người chăm sóc con cái, người còn lại vẫn phải có nghĩa vụ hỗ trợ, chu cấp, quan tâm và nuôi dưỡng con. Tuy nhiên đến một lúc nào đó, do một số nguyên nhân mà người trực tiếp nuôi con có được thay đổi hay không?

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 33 | Hôm nay: 556 | Tổng: 385404
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger