TRÁNH NHẦM LẪN GIỮA "TIỀN ĐẶT CỌC" VÀ "KHOẢN TIỀN TRẢ TRƯỚC"?

0909 642 658 - 0939 858 898
TRÁNH NHẦM LẪN GIỮA "TIỀN ĐẶT CỌC" VÀ "KHOẢN TIỀN TRẢ TRƯỚC"?

             Phần lớn trong các giao dịch dân sự khi một bên giao cho bên kia một khoản tiền sẽ ghi rõ ràng là tiền đặt cọc hay tiền trả trước cho một phần nghĩa vụ của mình. Nhưng vẫn còn những trường hợp khi giao tiền không nói rõ là khoản tiền này được đưa cho bên kia với mục đích gì, sau đó phát sinh tranh chấp và bất đồng với nhau về bản chất của khoản tiền này. Thông thường bên đưa tiền sẽ cho rằng đây là khoản tiền đặt cọc, còn bên nhận tiền lại cho rằng đây là khoản tiền trả trước. Việc xác định bản chất của quan hệ nêu trên là rất quan trọng bởi hệ quả pháp lý của hai hình thức này là khác nhau, là phạt cọc hay xử lý tiền trả trước. 

    Hiện nay pháp luật không quy định về khoản tiền trả trước, tuy nhiên trong thực tiễn áp dụng có thể hiểu đơn giản “tiền trả trước là khoản tiền mà bên có nghĩa vụ trả tiền đưa trước một khoản tiền cho bên có quyền, là thực hiện trước một phần nghĩa vụ, cụ thể là chuyển giao trước một khoản tiền”.

    Việc xác định bản chất khoản tiền là tiền đặt cọc hay tiền trả trước kéo theo hệ quả pháp lý khác nhau. Chẳng hạn, nếu bên nhận tiền không thực hiện đúng hợp đồng và đây chỉ là tiền trả trước thì bên nhận tiền phải hoàn trả tiền đã nhận (và không chịu phạt cọc từ việc nhận khoản tiền này). Ngược lại, trong trường hợp đây là tiền đặt cọc, Điều 358 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Như vậy vấn đề phạt cọc chỉ được đặt ra khi xem số tiền mà một bên đưa cho bên kia là tiền đặt cọc.

    Ví dụ thực tiễn: Công ty S (nguyên đơn) ký hợp đồng dịch vụ với Công ty N (bị đơn). Thực tế, nguyên đơn đã chuyển cho bị đơn một khoản tiền (bằng 50% giá trị hợp đồng dịch vụ). Sau đó các bên có tranh chấp và bất đồng với nhau về bản chất của khoản tiền này. Hội đồng Trọng tài xác định khoản tiền giao nhận “được coi là tiền trả trước và không phải là tiền cọc”. Việc xác định bản chất quan hệ nêu trên kéo theo hệ quả pháp lý khác nhau.

    Trong vụ việc trên, hợp đồng có đoạn “Trường hợp dự án không thể thực hiện đúng vào ngày 31/12/2014 (…), bên A sẽ không thanh toán bất kỳ chi phí dịch vụ nào trong điều khoản thanh toán cho bên B và bên B phải hoàn trả lại 50% giá trị hợp đồng tiền đặt cọc mà bên A đã thanh toán cho bên B sau khi ký hợp đồng”. Ở đoạn này, các bên dùng từ “tiền đặt cọc” và nguyên đơn theo hướng đây là tiền đặt cọc còn bị đơn theo hướng đây không là tiền đặt cọc. Hội đồng Trọng tài xác định “về bản chất, việc nguyên đơn chuyển cho bị đơn tiền không phải là nhằm bảo đảm giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự” và “các bên không đặt ra cơ chế xử lý tiền đặt cọc, bồi hoàn gấp đôi tiền cọc theo khoản 2 Điều 358 của Bộ luật Dân sự năm 2005 mà chỉ đề ra thu hồi lại số tiền thanh toán trước do bị đơn chưa thực hiện đúng nội dung hợp đồng”. Từ đó, Hội đồng Trọng tài xác định số tiền trên “được coi là tiền trả trước mà không phải là tiền đặt cọc”.

    Từ ví dụ trên cho thấy việc không thỏa thuận rõ ràng mục đích khoản tiền một bên chuyển giao cho bên kia sẽ làm phát sinh những tranh chấp không đáng có. Do đó, khi thực hiện các giao dịch dân sự các bên cần thỏa thuận rõ bằng một điều khoản trong hợp đồng về khoản tiền đặt cọc hay khoản tiền trả trước để tránh những tranh chấp không đáng có, ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    HƯỚNG DẪN KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH SOẠN ĐƠN ĐỀ NGHỊ XEM XÉT LẠI THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM
    Giám đốc thẩm: là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này.
    THẾ NÀO LÀ KIẾN NGHỊ? HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN KIẾN NGHỊ?
    Khi người dân có vấn đề gì cần trình bày, cần ý kiến, cần cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết thì có thể viết/soạn đơn kiển nghị và gửi đến cơ quan đó để được xem xét giải quyết
    HƯỚNG DẪN KHỞI KIỆN VÀ HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN KHỞI KIỆN
    Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp phạm của mình bị xâm phạm thì có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
    HƯỚNG DẪN KHÁNG CÁO VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN KHÁNG CÁO TRONG DÂN SỰ
    Khi đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự,… không đồng ý với một phần hoặc toàn bộ quyết định trong bản án của Tòa án thì có quyền kháng cáo một phần hoặc toàn bộ bản bản của Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên án.
    NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI SỔ HỘ KHẨU GIẤY BỊ “KHAI TỬ”
      Theo khoản 3 Điều 38 của Luật Cư trú 2020, từ ngày 1-1-2023, toàn bộ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy sẽ không còn giá trị sử dụng. Do đó, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp sẽ chỉ còn được sử dụng đến ngày 31-12-2022.
    LÝ LỊCH TƯ PHÁP LÀ GÌ? LÝ LỊCH TƯ PHÁP ĐỂ LÀM GÌ VÀ XIN CẤP Ở ĐÂU?
    Lý lịch tư pháp được hiểu là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 30 | Hôm nay: 447 | Tổng: 385295
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger