TRƯỜNG HỢP NÀO SỬ DỤNG HÌNH ẢNH CỦA NGƯỜI KHÁC KHÔNG PHẢI XIN PHÉP?

0909 642 658 - 0939 858 898
TRƯỜNG HỢP NÀO SỬ DỤNG HÌNH ẢNH CỦA NGƯỜI KHÁC KHÔNG PHẢI XIN PHÉP?

          Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được quy định tại Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

         Ví dụ, sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng như: ca sĩ, người mẫu, cầu thủ để quảng cáo sản phẩm nhằm mục đích thương mại thì phải được sự đồng ý của họ. Nếu như không có sự đồng ý mà vẫn sử dụng hình ảnh của họ thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

          Nhưng không phải trong trường hợp nào sử dụng hình ảnh cũng cần có sự đồng ý của người có hình ảnh, tại khoản 2 Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định một số trường hợp sử dụng hình ảnh không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

           a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

         b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

           Như vậy, ngoại trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 32 BLDS 2015 thì các trường hợp khác khi sử dụng hình ảnh của cá nhân bắt buộc phải có sự đồng ý của người có hình ảnh. Nếu sử dụng hình ảnh bất hợp pháp thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

    Điểm e, khoản 3 Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;

     



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    THỜI HIỆU KHỞI KIỆN LÀ GÌ? KHI HẾT THỜI HIỆU CÓ ĐƯỢC QUYỀN KHỞI KIỆN HAY KHÔNG?
    Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện”. Như vậy, “thời hiệu khởi kiện” là quy định mà pháp luật đặt ra để giới hạn quyền khởi kiện.
    BẮT ĐẦU LẠI THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?
    Theo quy định tại Điều 156, 157 Bộ luật dân sự năm 2015 thì: Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự và Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu như sau:
    HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐẤT ĐÃ CÔNG CHỨNG CÓ HỦY ĐƯỢC KHÔNG?
    Căn cứ theo Điều 5 Luật Công chứng năm 2014 quy định thì: "Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng". Như vậy, Hợp đồng mua bán đất đã công chứng có hiệu lực kể từ ngày
    CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG HỒ SƠ GÌ ĐỂ THỰC HIỆN THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
    Trường hợp áp dụng thủ tục khai nhận di sản thừa kế
    THỜI HẠN KHÁNG CÁO TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ
    Theo quy định tại Điều 273 Bộ Luật Tố tụng dân sự, thời hạn kháng cáo của những người tham gia tố tụng và đại diện hợp pháp cho họ được quy định như sau:
    QUY ĐỊNH VỀ THỜI HẠN RA THÔNG BÁO NỘP TIỀN ÁN TẠM ỨNG PHÍ PHÚC THẨM?
    Căn cứ theo quy định tạo Khoản 1 Điều 148 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì: "Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm."

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 70 | Hôm nay: 1 | Tổng: 384852
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger