CÁC BƯỚC LÀM LẠI CĂN CƯỚC CÔNG DÂN KHI BỊ MẤT?

0909 642 658 - 0939 858 898
CÁC BƯỚC LÀM LẠI CĂN CƯỚC CÔNG DÂN KHI BỊ MẤT?

         1. Mất CCCD gắn chip, xin cấp lại ở đâu?

        Theo quy định tai khoản 1 Điều 10 Thông tư 59/2021/TT-BCA, công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền (Công an quận/huyện) nơi thường trú, tạm trú để đề nghị cấp lại thẻ CCCD bị mất.

          Công dân có thể đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp lại thẻ CCCD bị mất qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.

          Trong đó, công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.

         Khi gửi đề nghị tại website Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì người dân vẫn phải in và điền mẫu Tờ Khai Căn cước công dân đầy đủ như nộp trực tiếp. Sau khi nhận được thông báo hồ sơ đã được tiếp nhận trên website, người dân chỉ cần nộp hồ sơ giấy tại bộ phận Một cửa của Cơ quan Công an mà không cần phải chờ đợi.

    2. Thủ tục cấp lại Căn cước công dân gắn chip bị mất

    Căn cứ Điều 10, 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, Điều 4, 5, 6 Thông tư 60/2021/TT-BCA, thủ tục cấp lại CCCD gắn chip được thực hiện như sau:

    Bước 1: Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp thẻ CCCD (công an cấp quận/huyện) tại nơi thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ CCCD. Công dân cần điền mẫu tờ khai căn cước công dân và nộp cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ.

    Bước 2: Cơ quan Công an tiếp nhận yêu cầu

    Cán bộ tiếp nhận đề nghị tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ. Nếu chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu thì công dân phải xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân.

    Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay và in Phiếu thu nhận thông tin

    Cán bộ tiến hành mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân, chụp ảnh, thu thập vân tay để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD cho công dân kiểm tra, ký tên.

    Lưu ý: Ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp thẻ CCCD là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự.

    Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.

    Bước 4: Thu lệ phí cấp thẻ theo quy định

    Sau khi hoàn thành các bước lấy thông tin trên, trường hợp người dân làm lại thẻ Căn cước công dân do bị mất sẽ phải thanh toán lệ phí là 70.000 đồng/thẻ.

    Bước 5: Nhận giấy hẹn trả thẻ CCCD

    Công dân nhận giấy hẹn trả kết quả và nhận kết quả theo giấy hẹn.

    Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

    Thời hạn giải quyết: 

    Điều 25 Luật Căn cước công dân quy định kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý Căn cước công dân phải cấp lại thẻ Căn cước công dân trong thời hạn như sau:

    - Tại thành phố, thị xã không quá 15 ngày làm việc

    - Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc

    - Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc

     



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    NGƯỜI SỬ DỤNG BAO LÌ XÌ IN HÌNH “SỔ ĐỎ”, “SỔ HỒNG” CÓ THỂ BỊ XỬ PHẠT LÊN TỚI 03 NĂM TÙ?
      Sử dụng bao lì xì in hình sổ hồng, sổ đỏ (như hình ảnh minh họa) có thể bị xử phạt lên tời 03 năm tù. Bởi vì như chúng ta có thể thấy trên mặt bao lì xì có in hình “Quốc huy” của Việt Nam, mà Quốc huy là một biểu tượng thiêng liêng của Nhà nước nên không thể in ấn sử dụng bừa bãi được.
    CON RIÊNG CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ CỦA CHA DƯỢNG, MẸ KẾ KHÔNG?
    Đối chiếu quy định về hàng thừa kế được nêu ở trên thì có thể nhận thấy rằng con riêng không thuộc đối tượng được hưởng thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp con riêng được hưởng thừa kế của cha dượng, mẹ kế.
    KHI NÀO ĐƯỢC SỬ DỤNG NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM?
    Hiện nay ở nước ta đang hạn chế sử dụng ngoại hối trong mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác. Tuy nhiên hiện nay vẫn có một số trường hợp được pháp luật cho phép sử dụng ngoại hối tại Việt Nam.
    CON NUÔI CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ CỦA CHA MẸ NUÔI NHƯ CON ĐẺ KHÔNG?
     Khi được cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, quan hệ con nuôi với cha mẹ nuôi mới chính thức được xác lập. Khi cha mẹ nuôi chết, con nuôi mới được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật như con đẻ.
    CÓ PHẢI GIẤY TỜ CÔNG CHỨNG CHỈ CÓ THỜI HẠN TRONG VÒNG 06 THÁNG?
    Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
    CÓ BẮT BUỘC PHẢI KHÁM SỨC KHỎE KHI LẬP DI CHÚC HAY KHÔNG?
    Theo khoản 2 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì người thực hiện công chứng phải xác định trạng thái tinh thần của người lập di chúc.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 32 | Hôm nay: 1364 | Tổng: 384485
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger