CÁC BƯỚC LÀM LẠI CĂN CƯỚC CÔNG DÂN KHI BỊ MẤT?

0909 642 658 - 0939 858 898
CÁC BƯỚC LÀM LẠI CĂN CƯỚC CÔNG DÂN KHI BỊ MẤT?

         1. Mất CCCD gắn chip, xin cấp lại ở đâu?

        Theo quy định tai khoản 1 Điều 10 Thông tư 59/2021/TT-BCA, công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền (Công an quận/huyện) nơi thường trú, tạm trú để đề nghị cấp lại thẻ CCCD bị mất.

          Công dân có thể đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp lại thẻ CCCD bị mất qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.

          Trong đó, công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.

         Khi gửi đề nghị tại website Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì người dân vẫn phải in và điền mẫu Tờ Khai Căn cước công dân đầy đủ như nộp trực tiếp. Sau khi nhận được thông báo hồ sơ đã được tiếp nhận trên website, người dân chỉ cần nộp hồ sơ giấy tại bộ phận Một cửa của Cơ quan Công an mà không cần phải chờ đợi.

    2. Thủ tục cấp lại Căn cước công dân gắn chip bị mất

    Căn cứ Điều 10, 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, Điều 4, 5, 6 Thông tư 60/2021/TT-BCA, thủ tục cấp lại CCCD gắn chip được thực hiện như sau:

    Bước 1: Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp thẻ CCCD (công an cấp quận/huyện) tại nơi thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ CCCD. Công dân cần điền mẫu tờ khai căn cước công dân và nộp cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ.

    Bước 2: Cơ quan Công an tiếp nhận yêu cầu

    Cán bộ tiếp nhận đề nghị tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ. Nếu chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu thì công dân phải xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân.

    Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay và in Phiếu thu nhận thông tin

    Cán bộ tiến hành mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân, chụp ảnh, thu thập vân tay để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD cho công dân kiểm tra, ký tên.

    Lưu ý: Ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp thẻ CCCD là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự.

    Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.

    Bước 4: Thu lệ phí cấp thẻ theo quy định

    Sau khi hoàn thành các bước lấy thông tin trên, trường hợp người dân làm lại thẻ Căn cước công dân do bị mất sẽ phải thanh toán lệ phí là 70.000 đồng/thẻ.

    Bước 5: Nhận giấy hẹn trả thẻ CCCD

    Công dân nhận giấy hẹn trả kết quả và nhận kết quả theo giấy hẹn.

    Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

    Thời hạn giải quyết: 

    Điều 25 Luật Căn cước công dân quy định kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý Căn cước công dân phải cấp lại thẻ Căn cước công dân trong thời hạn như sau:

    - Tại thành phố, thị xã không quá 15 ngày làm việc

    - Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc

    - Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc

     



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    THẾ NÀO LÀ KIẾN NGHỊ? HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN KIẾN NGHỊ?
    Khi người dân có vấn đề gì cần trình bày, cần ý kiến, cần cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết thì có thể viết/soạn đơn kiển nghị và gửi đến cơ quan đó để được xem xét giải quyết
    HƯỚNG DẪN KHỞI KIỆN VÀ HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN KHỞI KIỆN
    Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp phạm của mình bị xâm phạm thì có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
    HƯỚNG DẪN KHÁNG CÁO VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN KHÁNG CÁO TRONG DÂN SỰ
    Khi đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự,… không đồng ý với một phần hoặc toàn bộ quyết định trong bản án của Tòa án thì có quyền kháng cáo một phần hoặc toàn bộ bản bản của Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên án.
    NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI SỔ HỘ KHẨU GIẤY BỊ “KHAI TỬ”
      Theo khoản 3 Điều 38 của Luật Cư trú 2020, từ ngày 1-1-2023, toàn bộ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy sẽ không còn giá trị sử dụng. Do đó, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp sẽ chỉ còn được sử dụng đến ngày 31-12-2022.
    LÝ LỊCH TƯ PHÁP LÀ GÌ? LÝ LỊCH TƯ PHÁP ĐỂ LÀM GÌ VÀ XIN CẤP Ở ĐÂU?
    Lý lịch tư pháp được hiểu là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
    ĐIỀU KIỆN TÁCH THỬA ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH?
    Trong quá trình thực hiện sử dụng, thực hiện giao dịch về đất ở, hầu hết mọi người đều rất quan tâm đến việc tách thửa đất ở. Vậy, điều kiện tách thửa đất ở là như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới để được giải đáp thắc mắc.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 27 | Hôm nay: 1364 | Tổng: 384485
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger