CHẤM DỨT VIỆC NUÔI CON NUÔI KHI NÀO?

0909 642 658 - 0939 858 898
CHẤM DỨT VIỆC NUÔI CON NUÔI KHI NÀO?

           Có các điều kiện để xác lập việc nuôi con nuôi thì đương nhiên cũng sẽ có những căn cứ để chấm dứt việc nuôi con nuôi. Việc chấm dứt nuôi con nuôi được quy định tại Điều 25 Luật nuôi con nuôi 2010.

          “1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

          2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

         3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

           4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.”

           Thứ nhất, Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi.

    Theo Điều 4 Luật nuôi con nuôi 2010 nguyên tắc giải quyết Việc nuôi con nuôi là phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Chính vì vậy mà khi con nuôi đã 18 tuổi thì con nuôi và cha mẹ nuôi có quyền thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện với nhau về việc chấm dứt chế độ pháp lý con nuôi.

            Thứ hai, Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi.

           Ngoài việc bảo vệ con nuôi thì cha mẹ nuôi cũng cần được quan tâm và bảo vệ. Khi con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi (từ Điều 123 đến Điều 156 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017); ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi (Điều 185 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017) hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi như đập phá tài sản, trộm cắp tài sản để bán lấy tiền tiêu xài cá nhân… hành vi này có thể xảy ra nhiều lần và người có hành vi phá tán tài sản có thể đã được nhắc nhở hoặc giáo dục nhưng không sửa đổi.

             Thứ ba, Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi.

    Để bảo vệ con nuôi, pháp luật quy định trong trường hợp cha mẹ nuôi đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi thì không được tiếp tục được làm cha mẹ nuôi của con nuôi. Lúc này con nuôi hoặc cơ quan lao động, thương binh và xã hội, Hội liên hiệp phụ nữ trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án chấm dứt việc nuôi con nuôi mà không phụ thuộc vào việc con nuôi hoặc cha mẹ nuôi có đồng ý chấm dứt việc nuôi con nuôi hay không.

             Thứ tư, Vi phạm vào một trong những hành vi bị cấm tại Điều 13 Luật nuôi con nuôi 2010.

           - Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

           - Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

           - Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

           - Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

          - Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

           - Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

        - Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    KHI CÁN BỘ TIẾP CÔNG DÂN CÓ ĐƯỢC CẤM CÔNG DÂN GHI ÂM, GHI HÌNH?
    Hiện nay có rất nhiều trường hợp người dân đến làm việc với cơ quan nhà nước và yêu cầu được quay phim, quay hình buổi làm việc. Vậy người dân có được phép ghi âm, ghi hình không? Việc ghi âm, ghi hình có cần phải có sự đồng ý của cán bộ tiếp công dân không? Và cán bộ tiếp công dân có được quyền cấm công dân ghi âm, ghi hình không?
    NHỮNG CHỦ THỂ NÀO CÓ QUYỀN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT LY HÔN?
    Trước đây, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 chỉ quy định cho vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu ly hôn.
    GIẢI QUYẾT LY HÔN TRONG TRƯỜNG HỢP THUẬN TÌNH LY HÔN
    Ly hôn là viêc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
    GIẢI QUYẾT LY HÔN THEO YÊU CẦU CỦA MỘT BÊN
    Ly hôn là viêc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
    QUYỀN CHIẾM HỮU, SỬ DỤNG, ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG
    Vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung
    TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
    Điều 105 BLDS 2015. Tài sản 1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 62 | Hôm nay: 1609 | Tổng: 384730
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger