Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Thương Mại 2005: “1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.
Như vậy để được xem là thương nhân cần đáp ứng đủ 3 điều kiện:
Thứ nhất, về mặt chủ thể:
- Tổ chức: Là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, thường được thể hiện thông qua các hình thái như: Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã…
- Cá nhân: Có năng lực pháp luật dân sự đầy đủ
Thứ hai, phải hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên
- Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
- Thương nhân được kinh doanh tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ theo các hình thức và phương thức mà pháp luật không cấm.
- Hoạt động kinh doanh phải diễn ra một cách độc lập, thường xuyên: thương nhân phải chịu trách nhiệm một cách độc lập trong các hoạt động thương mại và hoạt động này là hoạt động, công việc chính để sinh lợi.
Thứ ba, phải đăng ký kinh doanh
- Thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ và thông tin cần thiết để làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh
Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận giấy phép kinh doanh (GCNĐKDN)
Bước 4: Khắc dấu và nộp thông báo mẫu dấu:
Bước 5: Làm thủ tục kê khai thuế ban đầu sau khi đăng ký giấy phép kinh doanh