ĐIỀU KIỆN ĐỂ VIỆT KIỀU XIN TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM?

0909 642 658 - 0939 858 898
ĐIỀU KIỆN ĐỂ VIỆT KIỀU XIN TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM?

           1. Hiểu thế nào là Việt Kiều

           Việt kiều là thuật ngữ để chỉ người Việt Nam định cư bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, họ có thể đang mang quốc tịch Việt Nam hoặc/và quốc tịch của nước sở tại.

           Theo Luật Quốc tịch Việt Nam, có thể chia Việt kiều thành 02 loại:

          Người Việt Nam định cư ở nước ngoài : Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

           Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài: Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

    (Ảnh minh họa - Nguồn internet)

            2Điều kiện để xin trở lại quốc tịch Việt Nam

            Tại Khoản 2 Điều 7 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định: 2. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam".

            Vậy thế nào được xem là người mất quốc tịch Việt Nam?

             Căn cứ Điều 26 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định về căn cứ mất quốc tịch Việt Nam như sau:

    1. Được thôi quốc tịch Việt Nam.

    2. Bị tước quốc tịch Việt Nam.

    3. Khoản 3 Điều 26 đã bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi năm 2014

    4. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 và Điều 35 của Luật này.

    5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội

    Theo Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi năm 2014 với Việt kiều đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

    - Xin hồi hương về Việt Nam;

    - Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;

    - Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

    - Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    - Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;

    - Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.

    Như vậy, nếu người Việt Kiều thuộc các trường hợp nêu trên thì thực hiện thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐƠN KHỞI KIỆN PHẢI CÓ NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH NÀO?
    Theo quy định tai khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
    CHIẾM HỮU TÀI SẢN KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT
    Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 165 Bộ luật dân sự năm 2015.
    QUYỀN ĐÒI LẠI ĐỘNG SẢN PHẢI ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU HOẶC BẤT ĐỘNG SẢN TỪ  NGƯỜI CHIẾM HỮU NGAY TÌNH
    Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.
    CHIẾM HỮU TÀI SẢN TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO ĐƯỢC XEM LÀ CHIẾM HỮU CÓ CĂN CỨ  PHÁP LUẬT?
    Theo quy định tại Điều 165 Bộ luật dân sự năm 2015 thì chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong những trường hợp sau đây:
    THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH CÁ BIỆT CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
    Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức như sau:

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 42 | Hôm nay: 1676 | Tổng: 384797
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger