ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI NHẬN NUÔI CON NUÔI?

0909 642 658 - 0939 858 898
ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI NHẬN NUÔI CON NUÔI?

            Việc nhận con nuôi bên cạnh phải tuân thủ các điều kiện của người được nhận làm con nuôi thì còn phải tuân thủ các điều kiện của người nhận nuôi con nuôi.

           Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định điều kiện đối với Người nhận nuôi con nuôi phải có đủ các điều kiện này mới được nhận nuôi con nuôi, bao gồm:

          - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: nghĩa là đã đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng tự mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.

          - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên: Nhằm đảm bảo được sự giáo dục và nuôi dạy con khôn lớn.

          - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi: Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

         - Có tư cách đạo đức tốt: Nhằm định hướng giáo dục cho con nuôi.

          Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ được nhận con nuôi. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

           - Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

           - Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

           - Đang chấp hành hình phạt tù;

         - Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

             Việc quy định như vậy nhằm bảo vệ cho sự phát triển tốt nhất của con nuôi, những đứa trẻ là mầm non tương lai của đất nước. Nên chính vì vậy người nhận nuôi đạo đức tốt thì những đứa trẻ mới tốt được.

            Ngoài ra, trong trường hợp nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài thì theo Điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này. Nghĩa là phải tuân thủ thêm điều kiện nhận con nuôi của nước nơi người nhận nuôi thường trú bên cạnh tuân thủ quy định tại Điều 14 của Luật nuôi con nuôi 2010.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    AI CÓ QUYỀN QUẢN LÝ TÀI SẢN RIÊNG CỦA CON?
    Việc quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con mất năng lực hành vi dân sự là rất quan trọng, đây là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm vì nhiều gia đình không dám để con cái tự quản lý tài sản riêng do chính con cái mình làm ra sợ con sử dụng tài sản riêng một cách không hợp lý hoặc khi con được người khác giám hộ thì liệu cha mẹ có được quyền quản lý tài sản riêng của con hay không?
    AI CÓ QUYỀN ĐINH ĐOẠT TÀI SẢN RIÊNG CỦA CON CHƯA THÀNH NIÊN VÀ CON ĐÃ THÀNH NIÊN NHƯNG BỊ MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ?
    Khi con có tài sản riêng, con được quyền sở hữu tài sản riêng đó, tuy nhiên không phải khi nào tài sản riêng thuộc sở hữu riêng của mình thì con cũng sẽ được quyền định đoạt tài sản riêng này.
    QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA NUÔI, MẸ NUÔI, CON NUÔI THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014?
    Có rất nhiều ý kiến xung quanh việc giữa cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi có quyền và nghĩa vụ giống như cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ hay không? Khi mà cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi không phải mối quan hệ huyết thống, ruột thịt.
    VIỆC TRÔNG NOM, CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, GIÁO DỤC CON CÁI SAU KHI LY HÔN THUỘC VỀ AI?
    Sau khi ly hôn, mối quan hệ giữa hai vợ chồng sẽ bị chấm dứt, hai người không còn là vợ chồng của nhau, tuy nhiên hai vợ chồng vẫn phải có nghĩa vụ với con cái nếu có con chung. Vậy thì sau khi ly hôn, bố mẹ có phải cấp dưỡng cho con không? Có được gặp con không?
    GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN LÀ GÌ? CÁC TRƯỜNG HỢP NÀO CẦN GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN?
    Giấy xác định tình trạng hôn nhân là giấy tờ xác định tình trạng của một cá nhân đã kết hôn hay chưa kết hôn hoặc đã ly hôn, vợ hoặc chồng đã chết. Hiện nay đây là một trong những giấy tờ quan trọng trong nhiều thủ tục pháp lý không thể thiếu, như là đăng ký kết hôn, mua bán đất đai, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, nhận nuôi con nuôi, đi lao động nước ngoài,… được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật chuyên ngành, cụ thể như:
    CÓ ĐƯỢC THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN HAY KHÔNG?
    Sau khi đã có bản án/quyết định của Tòa án về việc ly hôn, mối quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng chấm dứt, Tòa án sẽ chỉ định một trong hai người chăm sóc con cái, người còn lại vẫn phải có nghĩa vụ hỗ trợ, chu cấp, quan tâm và nuôi dưỡng con. Tuy nhiên đến một lúc nào đó, do một số nguyên nhân mà người trực tiếp nuôi con có được thay đổi hay không?

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 80 | Hôm nay: 602 | Tổng: 385450
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger