GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ VIỆC NAM, NỮ CHUNG SỐNG VỚI NHAU NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI?

0909 642 658 - 0939 858 898
GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ VIỆC NAM, NỮ CHUNG SỐNG VỚI NHAU NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI?

           Trên thực tế, tình trạng nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn không phải là chuyện hiếm, và tất nhiên có nam nữ Việt Nam sống chung với nhau như vợ chồng thì cũng sẽ có trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài (một trong hai bên là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.)

          Điều 130 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận; giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài như sau: 

          «Trong trường hợp có yêu cầu giải quyết việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận; quan hệ nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng các quy định của Luật này và các luật khác có liên quan của Việt Nam để giải quyết. »

           Nghĩa là, khi nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thì khi có tranh chấp hoặc yêu cầu về tài sản sẽ không được giải quyết theo thủ tục ly hôn để phân chia tài sản hoặc các vấn đề khác. Mà trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các luật khác có liên quan của Việt Nam (Bộ luật dân sự năm 2015 và các quy định hướng dẫn thi hành; Luật phòng, chống bạo lực trong gia đình năm 2007; Luật trẻ em năm 2016; Luật hộ tịch năm 2014;… ) để giải quyết phân chia tài sản của hai bên theo thỏa thuận, các vấn đề phát sinh khác trong mối quan hệ này.

           Cụ thể về trong trường hợp có yêu cầu giải quyết việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận.

          + Áp dụng Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

           «Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập. »

           Bên cạnh đó, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tuy không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng nhưng sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng và con của họ.

           + Theo Điều 14, 15 Luật hôn nhân và gia đình năm giữa nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn với con của họ có quyền và nghĩa vụ như cha, mẹ với con được quy định từ Điều 69 đến Điều 78 gồm các quyền và nghĩa vụ như: nuôi dưỡng, thương yêu, giáo dục con, quản lý tài sản của con, quyền đại diện, giám hộ cho con,…; con có quyền và nghĩa vụ yêu thương, hiếu thảo, phụng dưỡng cha, mẹ…



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN NHỜ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO?
    Bên cạnh quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ thì bên nhờ mang thai hộ cũng phải có các quyền và nghĩa vụ của họ để giúp đỡ bên mang thai hộ cũng như để đảm bảo việc nhận con.
    GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SINH CON BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN, MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO?
    Ngoài biện pháp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì các cặp vợ chồng khó có con còn có thể sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, cả hai biện pháp này đều được thực hiện thông qua một giao dịch dân sự. Chính vì vậy mà không thể tránh khỏi những tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ xảy ra trong quan hệ dân sự này.
    HÀNH VI VI PHẠM VỀ SINH CON BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN VÀ MANG THAI HỘ SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
    Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về điều kiện, quyền và nghĩa vụ của đôi bên cũng như sự hướng dẫn của các bác sĩ, bệnh viện, quy trình của các cơ sở y tế có thẩm quyền.
    PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?
    Hiện nay, với xu thế hội nhập quốc tế, càng nhiều công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tạo thành các cá nhân nhiều quốc tịch, đa văn hóa, trở thành cầu nối giữa văn hóa Việt Nam và các nước trên thế giới. Đồng nghĩa với đó là có nhiều vấn đề, giao dịch xung quanh mối quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài này cần được điều chỉnh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân các nước liên quan.
    ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI?
    Theo nguyên tắc thì quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ khi phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
    HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ GIẤY TỜ, TÀI LIỆU VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH?
    Hợp pháp hóa lãnh sự là một công việc cần thiết và quan trọng khi các cá nhân muốn được sử dụng các giấy tờ liên quan đến hôn nhân và gia đình được đăng ký ở nước ngoài tại Việt Nam thì cần phải được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để các giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam một cách hợp pháp.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 70 | Hôm nay: 602 | Tổng: 385450
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger