GỬI XE KHÔNG CÓ PHIẾU GIỮ XE KHI MẤT BÊN GIỮ XE CÓ PHẢI BỒI THƯỜNG?

0909 642 658 - 0939 858 898
GỬI XE KHÔNG CÓ PHIẾU GIỮ XE KHI MẤT BÊN GIỮ XE CÓ PHẢI BỒI THƯỜNG?

         Theo quy định tại Điều 554 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Hợp đồng gửi giữ tài sản như sau: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.”

          Đồng thời, theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015 định nghĩa: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” và khoản 1 Điều 119 Bộ luật này quy định về hình thức giao dịch dân sự: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”.

          Đối chiếu với quy định nêu trên, thì Hợp đồng gửi giữ tài sản là một giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể (không nhất thiết phải lập thành văn bản). Như vậy, việc gửi – giữ xe có thể có phiếu giữ xe hoặc không có phiếu giữ xe; trường hợp khách gửi xe, người nhận giữ xe đồng ý giữ xe bằng lời nói hoặc hành vi thì đã được xem là xác lập giao dịch dân sự gửi xe – giữ xe.

           Theo quy định tại Điều 556 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bên gửi tài sản có quyền:

         1. Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.

          2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

          Như vậy, mặc dù không có phiếu gửi – giữ xe nhưng giao dịch đã được xác lập. Do đó khi có mất mát, hư hỏng bên gửi xe có quyền yêu cầu bên giữ xe bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường thiệt hại do các bên thỏa thuận, thống nhất căn cứ vào giá trị thực của tài sản mất, thời gian đã qua sử dụng…

          Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có chứng cứ chứng minh hai bên có xác lập hợp đồng gửi – giữ tài sản qua lời nói hoặc hành vi (trong trường hợp bên giữ xe không thừa nhận về việc có giữ xe) và để tránh những rắc rối không đáng có thì chúng ta nên yêu cầu bảo vệ hoặc người có trách nhiệm giữ xe đưa thẻ xe cho mình để bảo vệ tốt nhất tài sản của mình.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    THẨM QUYỀN CHUNG CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM TRONG GIẢI QUYẾT  CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ?
    – Thẩm quyền tài phán chung của Tòa án một Quốc gia là thẩm quyền đối với vụ việc mà Tòa án nước đó có quyền xét xử nhưng tòa án nước khác cũng có thể xét xử ( điều này tùy thuộc vào tư pháp quốc tế của các nước ta có quy định là Tòa án nước họ có thẩm quyền đối với những vụ việc như vậy không).
    NĂNG LỰC PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ NĂNG LỰC HÀNH VI TỐ TỤNG DÂN SỰ CỦA  NGƯỜI NƯỚC NGOÀI?
    Theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài được xác định như sau:
    VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
    Theo quy định tại Điều 464 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    TÒA ÁN TRẢ LẠI ĐƠN YÊU CẦU TRONG NHỮNG HỢP NÀO?
    Theo quy định tại Điều 364 Bộ luật dân sự 2015 Tòa án trả lại đơn yêu cầu trong những trường hợp sau đây:
    VIỆC DÂN SỰ LÀ GÌ?
    Theo quy định tại Điều 361 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì: Việc dân sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân không có tranh chấp,

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 25 | Hôm nay: 56 | Tổng: 388497
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger