HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN CÓ BẮT BUỘC PHẢI ĐƯỢC CÔNG CHỨNG HAY KHÔNG? TRƯỜNG HỢP CÁC CHỦ THỂ THỰC HIỆN VIỆC ỦY QUYỀN THÔNG QUA HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BẰNG LỜI NÓI TẠI TÒA ÁN THÌ CÓ ĐƯỢC CHẤP NHẬN HAY KHÔNG?

0909 642 658 - 0939 858 898
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN CÓ BẮT BUỘC PHẢI ĐƯỢC CÔNG CHỨNG HAY KHÔNG? TRƯỜNG HỢP CÁC CHỦ THỂ THỰC HIỆN VIỆC ỦY QUYỀN THÔNG QUA HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BẰNG LỜI NÓI TẠI TÒA ÁN THÌ CÓ ĐƯỢC CHẤP NHẬN HAY KHÔNG?

             Theo Điều 562 BLDS 2015 hợp đồng ủy quyền được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Theo Điều 55 Luật công chứng 2014 chỉ quy định các thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền khi người dân có yêu cầu công chứng chứ không quy định hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải công chứng.

    Như vậy BLDS 2015 và Luật công chứng 2014 không có quy định bắt buộc phải công chứng hợp đồng ủy quyền trừ một số trường hợp cụ thể pháp luật có quy định phải công chứng như:

    + Văn bản ủy quyền của vợ chồng cho nhau trong việc thỏa thuận mang thai hộ: Khoản 2 Điều 96 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

    + Thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền cho người đại diện cho hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. (Khoản 1 Điều 101 Bộ luật dân sự 2015)

    + Đương sự ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng dân sự, trừ trường hợp ly hôn (Điều 86 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

    Trường hợp các chủ thể thực hiện việc ủy quyền thông qua hình thức trình bày bằng lời nói tại Tòa án thì không được chấp nhận. Theo khoản 6 Điều 272 BLTTDS 2015 thì các trường hợp ủy quyền theo khoản 3,4,5 Điều này phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp. Trong trường hợp ủy quyền tại tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án tòa án phân công thì vẫn phải lập thành văn bản nhưng không cần phải công chứng, chứng thực. Như vậy theo pháp luật hiện hành việc ủy quyền thông qua hình thức trình bày bằng lời nói tại Tòa án không có căn cứ để chấp nhận.

     



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TÁCH THỬA VÀ NHỮNG CHI PHÍ PHẢI NỘP?
    Tách thửa là quy trình phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trong sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác.
    CÓ ĐƯỢC LY HÔN VỚI CHỒNG HOẶC VỢ ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ GIAM KHÔNG?
    Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây: a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước; b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
    NGHĨA VỤ CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015
    Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Bộ luật này và pháp luật có liên quan
    BÊN ĐẶT CỌC CÓ THỂ YÊU CẦU BÊN NHẬN ĐẶT CỌC TRẢ LẠI TÀI SẢN ĐẶT CỌC TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?
    Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng
    TRÁNH NHẦM LẪN GIỮA "TIỀN ĐẶT CỌC" VÀ "KHOẢN TIỀN TRẢ TRƯỚC"?
    Việc xác định bản chất của quan hệ nêu trên là rất quan trọng bởi hệ quả pháp lý của hai hình thức này là khác nhau, là phạt cọc hay xử lý tiền trả trước.
    CHỖ ĐỂ XE Ô TÔ TRONG CÁC TÒA NHÀ CHUNG CƯ THUỘC SỞ HỮU CỦA AI?
    Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chỗ để xe ô tô trong các tòa nhà chung cư thuộc phần sở hữu riêng

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 42 | Hôm nay: 518 | Tổng: 385366
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger