KHI CÁN BỘ TIẾP CÔNG DÂN CÓ ĐƯỢC CẤM CÔNG DÂN GHI ÂM, GHI HÌNH?

0909 642 658 - 0939 858 898
KHI CÁN BỘ TIẾP CÔNG DÂN CÓ ĐƯỢC CẤM CÔNG DÂN GHI ÂM, GHI HÌNH?

            Hiện nay có rất nhiều trường hợp người dân đến làm việc với cơ quan nhà nước và yêu cầu được quay phim, quay hình buổi làm việc. Vậy người dân có được phép ghi âm, ghi hình không? Việc ghi âm, ghi hình có cần phải có sự đồng ý của cán bộ tiếp công dân không? Và cán bộ tiếp công dân có được quyền cấm công dân ghi âm, ghi hình không?

           Hiến pháp 2013 quy định, công dân có quyền giám sát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, hoạt động của cán bộ, công nhân viên chức trong quá trình thi hành công vụ.  Trên tinh thần của Hiến pháp, công dân được làm những gì pháp luật không cấm, vì thế quy chế cấm người dân quay phim, chụp ảnh là trái luật, trái với quyền dân chủ và thực hành giám sát của công dân

             Việc để người dân giám sát cán bộ, công chức khi làm nhiệm vụ công là hoàn toàn phù hợp, trường hợp nếu phát hiện có những hành vi sai chuẩn mực, không đúng quy  định thì cũng là bằng chứng để tố cáo với cơ quan có

            Vấn đề đặt ra là người thực hiện việc ghi âm sử dụng nội dung ghi âm vào các mục đích gì? Sẽ là bất hợp pháp nếu nhằm xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Ngược lại, nếu băng ghi âm được sử dụng vào mục đích chính đáng, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, để đấu tranh phòng chống tham nhũng, dùng làm chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội thì vẫn được chấp nhận.

              Như vậy, tùy vào từng trường hợp, việc ghi âm, ghi hình lén được thực hiện với mục đích gì. Nếu bạn ghi âm làm chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội, tố cáo hành vi tham nhũng, cung cấp cho cơ quan điều tra đấu tranh chống tội phạm thì không vi phạm pháp luật.

             Còn người thực hiện việc ghi âm, ghi hình vào mục đích bất hợp pháp sẽ phải chịu những chế tài theo quy định pháp luật. Do đó bạn cần cân nhắc mục đích khi ghi âm, ghi hình và không sử dụng ghi âm, ghi hình để gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

    thẩm quyền.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    CHỒNG HOẶC VỢ CỐ TÌNH TRỐN TRÁNH KHÔNG RA TÒA THÌ CÓ LY HÔN ĐƯỢC KHÔNG?
    Hiện nay khi giải quyết vụ án ly hôn đơn phương thì xảy ra rất nhiều trường hợp bị đơn (người chồng hoặc người vợ) cố tình trốn tránh, không có mặt theo giấy triệu tập và cũng không có bất kỳ văn bản trình bày ý kiến nào gửi đến Tòa án. Họ có thái độ bỏ mặc vụ án ly hôn tại Toà “muốn ra sao thì ra”, mặc dù vợ chồng đã hết tình cảm, không còn muốn sống chung, đời sống hôn nhân không hạnh phúc và không có khả năng hàn gắn lại. Vậy trong những trường hợp này Tòa án có đưa vụ án ra xét xử và có giải quyết cho ly hôn hay không?
    CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT KHI LY HÔN?
    Khi ly hôn ngoài giải quyết quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng còn phải giải quyết các vấn đề khác như: về tài sản chung, về con chung, về cấp dưỡng, về nợ chung.
    XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG, TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN?
    Vấn đề xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng là rất quan trọng trong trường hợp có tranh chấp tài sản giữa vợ chồng với nhau hoặc giữa vợ chồng với người thứ ba; hoặc vợ, chồng muốn xác định tài sản chung, tài sản riêng để có cơ sở thỏa thuận phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân; hoặc để giải quyết vấn đề tài sản khi vợ chồng ly hôn,...
    GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP HÔN NHÂN THỰC TẾ
    Đối với những trường hợp nam nữ chung sống với nhau trước ngày 03/01/1987, hiện họ chưa đăng ký kết hôn thì vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng (hôn nhân thực tế).
    AI CÓ QUYỀN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT LY HÔN NGOÀI VỢ/CHỒNG?
    Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 71 | Hôm nay: 1559 | Tổng: 384680
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger