KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU, QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH CÓ ĐƯỢC BẢO VỆ?

0909 642 658 - 0939 858 898
KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU, QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH CÓ ĐƯỢC BẢO VỆ?

         Hiện nay không ít các giao dịch dân sự được xác lập với người thứ ba ngay tình, họ là người tại thời điểm giao dịch được xác lập không có cơ sở để biết và không buộc phải biết việc tham gia vào giao dịch đó là không đúng, không phù hợp với quy định pháp luật. Dẫn đến việc người này hoàn toàn tin rằng người giao dịch là người có quyền giao dịch và giao dịch đã đáp ứng hết các điều kiện luật định để giao dịch này có hiệu lực. Chính vì vậy, pháp luật phải đưa ra biện pháp bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu không do lỗi của người thứ ba.

           Theo Điều 133 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) thì giao dịch với bên thứ ba ngay tình không mặc nhiên bị vô hiệu. Khoản 1 quy định “trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch này là tài sản không phải đăng ký sở hữu đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực”, trừ trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này “thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu”. Đây là một quy định kế thừa từ Bộ luật dân sự 2005 nhằm bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba ngay tình khi giao dịch đó đã được xác lập hợp pháp với họ, tuy nhiên BLDS cũng bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu, khi người thứ ba ngay tình có được tài sản trong các trường hợp quy định tại Điều 167 BLDS thì giao dịch dân sự xác lập với người thứ ba sẽ bị vô hiệu.

              Trong trường hợp tài sản đã được đăng kí nhưng sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu. Quy định này là hợp lý và rất cần thiết để bảo đảm an toàn, ổn định pháp lý cho các giao dịch dân sự, giúp doanh nghiệp và người dân yên tâm hơn, bảo đảm được quyền lợi của họ khi giao dịch đối với các tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nội dung trên cũng thống nhất với quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 106 Luật đất đai 2013 về “Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp” là Không thu hồi “Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai” nếu như “người được cấp giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.”

              Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến việc ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu. Trong trường hợp này sẽ được giải quyết theo cơ chế kiện bồi thường thiệt hại đối với người có lỗi theo khoản 3 Điều 133 BLDS.

                  Tiếp theo là trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba sẽ bị vô hiệu, “trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.”

              Như vậy pháp luật đã có hướng bảo vệ tốt hơn cho quyền lợi của người thứ ba ngay tình đối với động sản và bất động sản phải đăng kí. Nếu như chưa đăng kí thì giao dịch này vẫn có thể được công nhận trong trường hợp thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người không phải chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

              Tóm lại việc giao dịch đó vô hiệu không có nghĩa là người thứ ba ngay tình không được pháp luật bảo vệ. Việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể tham gia giao dịch này, ổn định các quan hệ dân sự, qua đó cũng khuyến khích các bên trong giao dịch  “cảnh giác”, nâng cao kiến thức pháp luật cho bản thân để tránh những thiệt hại không đáng có.

     



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    LIỆU CÓ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG KHI BỊ MẤT XE MÀ KHÔNG CÓ VÉ GIỮ XE KHÔNG?
    Việc giao kèo miệng hoặc hành vi cụ thể cũng được xem là giữa bên giữ xe và bên gửi xe đã xác lập một giao dịch dân sự. Do đó, khi không may xảy ra việc mất xe, người gửi xe có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.
    BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ DÂN SỰ LÀ GÌ? PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH QUY ĐỊNH CÓ NHỮNG BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NÀO?
    Pháp luật dân sự đã đặt ra những quy định về các biện pháp bảo đảm nhằm thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận.
    KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ THỂ LÀM GIẤY KHAI SINH CHO CON KHÔNG?
    Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử
    KHAI SINH KHÔNG GHI TÊN NGƯỜI CHA HOẶC NGƯỜI MẸ CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
    Trường hợp không xác định được cha mẹ của trẻ thì cha hoặc mẹ mới để trống phần ghi về cha hoặc mẹ trong giấy khai sinh
    CHO VAY TIỀN NHƯNG KHÔNG KÝ GIẤY VAY TIỀN, LIỆU CÓ ĐÒI ĐƯỢC NỢ KHÔNG?
    Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định
    TRƯỜNG HỢP XIN TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM PHẢI THÔI QUỐC TỊCH CỦA NƯỚC SỞ TẠI HAY KHÔNG?
    Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 54 | Hôm nay: 1141 | Tổng: 385989
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger